Khôi tía là gì
- Khôi tía là loại cây thân thẳng, mềm, cao chạm đầu người.
- Nó còn được gọi là cây khôi nhung vì lá dài, ngọn màu xanh lục, mặt dưới màu tía, có lông nhỏ.
Phân loại lá khôi
Cây Khôi tía có 2 loại khác nhau: Khôi tím và Khôi trắng
- Khôi tía: Như mô tả ở trên
- Khôi trắng: Hai mặt lá màu xanh, mặt dưới không tía.
- Theo dân gian: Hai vị thuốc trên được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, nhưng người ta thường chuộng dùng loại tía trong điều trị hơn.
Đặc điểm của khôi tía
Loại thảo mộc này có những đặc điểm chính sau:
- Cây là loại cây nhỏ, mọc thẳng, không lông, cây chỉ cao 1,5-2 m. Thân bên trong rỗng và xốp, không phân nhánh hoặc phân nhánh rất nhẹ
- Lá màu tía mọc so le nhau, tập trung ở ngọn. Dài khoảng 25-40cm, rộng khoảng 6-10cm. Lá có các đường gân nổi rõ ở mặt trên của lá, phiến lá có màu xanh / tím.
- Hoa thuốc có kích thước nhỏ, mọc thành từng chùm, mỗi chùm dài khoảng 10-15cm. Thường cây sẽ ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7
- Quả đẹp, khi chín có màu đỏ bắt mắt. Theo dân gian, cây đơm hoa kết trái từ tháng 7 đến tháng 9 mỗi năm.
Phân bố
Là loại cây ưa bóng, mọc tốt trong rừng rậm. Ở Việt Nam, khôi tía hầu hết được tìm thấy ở các vùng phía bắc.
- Cúc Phương (Ninh Bình)
- Quỳ Châu (Nghệ An)
- Ba Vì (Hà Nội)
- Đà Nẵng
- Hữu Lũng (Lạng Sơn)
- Ngọc Lặc (Thanh Hóa)
- Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)
- Quảng Nam
- Sapa (Lào Cai)
- Thạch Thành
Lá khôi tía có tác dụng gì? Các bài thuốc từ lá khôi tía
Một số lá có chứa tannin, được sử dụng chủ yếu cho mục đích y học, là hoạt chất rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh khác nhau của cơ thể.Thu hoạch dược liệu này quanh năm. Tuy nhiên, kinh nghiệm chung cho thấy vụ thu hoạch vào mùa hè là thời điểm tốt nhất.
1.Trị Ợ hơi, ợ chua, trướng bụng
Bài thuốc 1:
- lá khôi tía 20g
- bồ công anh 20g
- Khổ sâm 16g
- cam thảo nam 16g.
- uất kim 8g
- hương phụ 8g
- hậu phác 8g
Đem sắc nấu nước uống, ngày dùng 1 thang như trên.
Bài thuốc 2:
- Lá khổ sâm 12g
- Bồ công anh 12g
- Nhân trần 12g
- Lá khôi tía 10g
- Chút chít 10g
Tán thành bột, mỗi liều dùng 30g uống với nước sôi để nguội hoặc pha như trà.
2. Trị mẩn ngứa, mề đay hoặc dị ứng
Bài thuốc 1:
- Lá khôi tía 100g
- Tầm phỏng 100g
Đem sắc nấu nước uống hoặc để tắm
Bài thuốc 2:
- Lá khôi tía 10g
Sắc với 400ml nước đun cạn còn 100ml. Uống 2 lần trong ngày
Bài thuốc 3:
- Đơn đỏ 25g.
- Lá khôi tía 12g
- Ké đầu ngựa 12g
- Lá mã đề 12g
- Kim ngân hoa 12g
Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày
3. Trị viêm họng và phế quản
- Lá khôi tía 100g
- Bột nếp vừa đủ
- Mật ong vừa đủ
Tán nhuyễn, đun với 1 lít nước, lọc bã lấy nước. Trộn mật ong và bột nếp thành viên hoàn. Ngậm 2 viên/ ngày, dùng 3 – 4 ngày.
4. Bài thuốc chữa ghẻ lở
Lá khôi nhung tươi đun lấy nước để tắm, ngâm rửa da bị ghẻ lở hoặc đắp lá vào vùng ghẻ lở.
5. Trị thấp khớp
- Rễ gối hạc 16g
- Ké đầu ngựa 16g
- Lá khôi tía 12g
- Lá đơn mặt trời 12g.
- Lá bạc thau (sao vàng) 12g
- Dây kim ngân 10g
- Lá thông 8g
Đem sắc nấu với 600ml nước cạn thành 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày, 3 – 5 liệu trình sẽ nhanh hết bệnh.
6. Trị nổi mề đay
- Lấy khôi tía 15g
- Sài đất 12g
- Cỏ nhọ nồi 12g
- Kim ngân hoa 12g
- Đương quy vĩ 10g
- Xích thược 10g
- Đan bì 10g
Đem sắc thuốc nấu uống, mỗi ngày chia 2-3 lần một thang
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về Lá khôi tía. Hy vọng những thông tin về Lá khôi tía có tác dụng gì cùng một số bài thuốc từ vị dược liệu này sẽ giúp các bạn áp dụng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.