Hoàng Cầm là vị thuốc tốt được nhiều người sử dụng để chữa bệnh từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết Hoàng Cầm là cây gì và Hoàng Cầm có tác dụng gì? Những thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.
Hoàng Cầm là cây gì?
Dược liệu hoàng cầm là cây có tên khoa học Scutellaria Baicalensis, với tên nước ngoài là Baikal Skullcap hay Chinese Skullcap. Cây thuộc họ Hoa Môi và có nhiều tên gọi khác nhau như: Điều Cầm, Thử Vĩ Cầm, Tửu Cầm, Hoàng Văn, Không Trường,…
Hình ảnh Hoàng Cầm
Hoàng Cầm là loài cây sống lâu năm thuộc cây thân thảo. Cây có chiều cao lên tới 50cm – 60cm. Thân cây vuông, màu xanh và có phân nhánh. Tuy nhiên, thân có chỗ rất nhiều lông chỗ lại nhẵn nhụi.
Rễ của cây thuôn dài và có màu vàng. Lá màu xanh mọc đối xứng nhau, lá có hình mác dẹp với phần mép nguyên và đầu hơi nhọn. Đôi khi lá có cuống hoặc không.
Hoa màu lam tím mọc thành từng cụm ở đầu cành hoặc ngọn. Khi kết quả thì quả có hình cầu.
Cây Hoàng Cầm có tác dụng gì?
Hoàng Cầm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được ứng dụng cả trong Tây y và Đông y. Cụ thể rễ cây hoàng cầm có tác dụng gì:
Công dụng của Hoàng Cầm theo Tây y
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần của rễ Hoàng Cầm có nhiều chất tốt cho sức khỏe con người như: Baicalein, Flavonoid, Scutellarin… Đặc biệt, có tới 31 nhóm chất của Flavonoid và Flavon sẽ mang đến hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng, tiêu viêm và kháng khuẩn nhanh.
Một số tác dụng của Hoàng Cầm đối với sức khỏe con người như:
- Điều hòa thân nhiệt, nhất là khi người bệnh bị sốt cao.
- Hoàng Cầm giúp kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh như: Tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, não mô viêm, phế cầu khuẩn, thậm chí là trực khuẩn lao.
- Tác dụng lợi tiểu nếu sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.
- Dược liệu có tác dụng điều hòa huyết áp, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu.
- Tốt cho hệ thần kinh trung ương và ổn định chức năng của mật.
Tác dụng của Hoàng Cầm theo Đông y
Từ lâu, dược liệu hoàng cầm đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng để chăm sóc sức khỏe và chữa một số bệnh. Vị thuốc này có tính lạnh, vị đắng và quy vào các kinh đởm, can, phế, tâm và đại trường.
Hoàng Cầm có tác dụng gì theo Đông y bao gồm: Táo thấp, an thai, thanh nhiệt, chữa ung nhọt, hạ sốt… Ngoài ra, người ta còn sử dụng thuốc để chữa băng huyết, tiêu chảy ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, phế nhiệt, cảm mạo.
Một số bài thuốc từ cây thuốc hoàng cầm
Các bạn có thể áp dụng một số bài thuốc từ Hoàng Cầm như sau:
Bài thuốc 1: Chữa phong nhiệt có đờm
Nguyên liệu:
- dược liệu hoàng cầm: 20gr
- Bạch Chỉ: 20gr
Tiến hành: Các bạn lấy 2 nguyên liệu đã chuẩn bị kể trên đi tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy ra 8gr để pha với nước ấm chia đều trong ngày.
Bài thuốc 2: Chữa kiết lỵ, đau bụng
Chuẩn bị:
- Hoàng Cầm: 12gr
- Thược Dược: 8gr
- Cam Thảo: 8gr
- Trái Đạo Táo: 3 trái
Tiến hành: Lấy các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước. Đun với lửa nhỏ sau khi nước sôi khoảng 20 – 25 phút thì dừng lại. Đợi cho nước nguội bớt rồi lấy ra uống dần trong ngày.
Bài thuốc 3: Chữa nôn ra máu, chảy máu cam
Chuẩn bị: 40gr Hoàng Cầm
Tiến hành:
- Các bạn lấy Hoàng Cầm đã chuẩn bị nhưng khoét bỏ phần ruột màu đen bên trong rồi tán bột.
- Mỗi ngày lấy ra một lượng khoảng 12gr cùng 300ml nước sắc cho đến khi cạn một nửa thì tắt bếp.
- Nên uống vào buổi trưa khi nước còn ấm để mang lại tác dụng như mong muốn.
Bài thuốc 4: Chữa nóng gan
Chuẩn bị:
- Hoàng Cầm: 40gr
- Đạm Đậu Vị: 120gr
Tiến hành:
- Các bạn trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi cho vào trong hộp kín để bảo quản.
- Mỗi ngày lấy ra 12gr rồi rửa sạch, bọc trong gan lợn. Nên chọn những con lợn sạch để đảm bảo gan có ít độc tố rồi đem chưng chín gan.
- Trong quá trình sử dụng bài thuốc này, người bệnh tuyệt đối không uống rượu hay sử dụng miến để tránh làm giảm hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng Hoàng Cầm
Hoàng Cầm cũng giống như những vị thuốc thiên nhiên khác đều không có độc tính. Tuy nhiên, để thuốc phát huy hiệu quả tối ưu, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi lần chỉ nên dùng từ 12 – 20gr dược liệu. Trường hợp sử dụng nhiều hơn hoặc ít hơn đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu trong quá trình sử dụng mà có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần dừng lại ngay và thăm khám kịp thời.
- Không dùng chung Hoàng Cầm với một số vị thuốc khác như: Mẫu Đơn, Sơn Thù Du, Long Cốt, Đơn Sa, Có Hàn.
Những người không nên sử dụng Hoàng Cầm:
- Người đang mang thai và cho con bú.
- Người có tỳ vị hư hàn nhưng không thực hỏa.
- Người bị phế có hư nhiệt
- Người đang bị tiêu chảy…
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về Hoàng Cầm là gì và Hoàng Cầm có tác dụng gì. Đây là những thông tin quan trọng để các bạn hiểu rõ hơn về vị thuốc tốt cho sức khỏe này và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.