Toan táo nhân có tác dụng gì? Đây là nguyên liệu xuất hiện nhiều trong các bài thuốc của nhân dân ta. Vị thuốc Toan táo nhân hay còn gọi là Táo chua thường được dùng để an thần, chống lo âu, rối loạn tâm thần, chống mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, các bệnh liên quan đến suy nhược thần kinh, dùng lâu dài có thể tăng cường sức khoẻ khhi về tuổi già. Cùng Globalco tìm hiểu về Toan táo nhân dược liệu cùng những vị thuốc táo nhân tổng hợp từ dân gian.

  • Tên khác của Toan táo nhân: Táo nhân, Sơn táo nhân, Toan táo hạch, Nhị nhân,Điều thụy sam quân, Dương táo quân.
  • Pháp danh khoa học: Zizyphus jujuba Lamk
  • Thuộc họ: Rhamnaceae
Toan táo nhân có tác dụng gì? 12 toan táo nhân thang
Toan táo nhân có tác dụng gì? 12 toan táo nhân thang

Toan táo nhân là cây gì?

Đặc điểm thực vật

Toan táo nhân là hạt dẹp nằm trong quả Táo nhân.
Táo nhân là một loại cây ăn quả thường được trồng ở nhiều nơi để lấy quả làm thực phẩm và làm thuốc. Cây táo nhân cao từ 2 – 4 mét, trên thân có nhiều gai, cành thường rũ xuống. Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thuôn dài, mặt trên của lá nhẵn màu xanh lục, mặt dưới của lá có nhiều lông trắng, mép lá có răng cưa, mặt trên có 3 gân dọc nổi rõ.
Hoa táo có hình xim, thường ở kẽ lá. Quả hạch và quả non màu xanh, khi trưởng thành màu vàng nhạt, vỏ nhẵn, vị ngọt và hơi chua. Quả có lõi cứng, bên trong có hạt dẹt, là dược liệu Toan táo nhân

Bộ phận sử dụng dược liệu

Hạt dẹt bên trong được dùng làm thuốc. Những quả to, chắc, còn loại màu hồng tía ở vỏ được coi là loại cao cấp.
Theo các tài liệu Dược Tài Học, Toan táo nhân có hình tròn hoặc bầu dục, dẹt, chiều dài khoảng 0,6 – 1 cm, chiều rộng 0,5-0,7 cm, và có độ dày 0,3 cm. Vỏ màu nây tía hoặc hồng tím, nhẵn bóng, đôi khi có vết nứt.
Một mặt Toan táo nhân phẳng với một đường gờ ở giữa, và mặt kia hơi lồi. Toan táo nhân có đầu nhọn, mỗi đầu nhọn hơi lõm và hơi trắng.
Vỏ hạt táo còn cứng, sau khi tách bỏ lớp này bạn sẽ thấy 2 nhân màu vàng nhạt, béo ngậy, có chứa nhiều tinh dầu, mùi hơi hắc và ngọt.

Bộ phận dùng

Sử dụng các hạt bên trong các lớp vỏ của quả táo. Lựa chọn hạt to, dày, nguyên vẹn, không bị sâu đục và có vỏ màu nâu tía hoặc hồng tía.

Thu hái

Thu hoạch quả chín bắt đầu chuyển sang màu đỏ, thời điểm thu hái tốt nhất là mùa thu.

Chế biến

Toán táo nhân dược liệu được chế biến như sau: Quả chín bỏ cùi thịt, giữ lại vỏ hạch của táo nhân. Bóc lớp vỏ bên ngoài và lấy nhân từ bên trong. Rửa sạch các tạp chất và các vi sinh vật bằng nước, sau đó phơi cho khô hoặc sấy khô.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu ở nhiệt độ phòng từ 25 độ C, tránh các khu vực ẩm thấp, loại thảo mộc này nên bọc kín và đầy kín để tránh ẩm mốc, nhiễm vi sinh sẽ làm giảm giá trị sử dụng của dược liệu

Thành phần hoá học

Toan táo nhân được chứng minh chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khoẻ:

+ Theo tài liệu của Byung Hoon Han, toan táo nhân có chứa:

  • Sanjoinine
  • Các loại vitamin A, B, D, E, F, G1, G2, Ia, Ib, K
  • 5-Hydroxy-6-Methoxynoraporphine
  • Amphibine-D
  • Caaverine
  • Coclaurine
  • Frangufoline
  • N-Methylasimilobine
  • Norisocorydine
  • Nornuciferine
  • Nuciferine
  • Sanjoinenine
  • Zizyphusine

+ Theo Thực vật học báo và Dược học học báo, Tăng Lộ, toan táo nhân còn chứa:

  • Alphitolic acid
  • Betulin
  • Betulinic acid
  • Ceanothic acid
  • Jujuboside

Toan táo nhân có tác dụng gì?

+ Theo nghiên cứu y học hiện đại:

Trong y học hiện đại, toan táo nhân được chứng minh có những công dụng như sau:

  • Dựa trên Trung Dược Đại Từ Điển: Điều trị chứng mất ngủ, chúng hồi hộp, rối loạn tâm thần, hư hãn, phiền khát.
  • Dựa trên Bản Kinh: Toan táo nhân sống có thể trị ngủ nhiều, nếu sao vàng Toan táo nhân có thể trị mất ngủ.
  • Dựa trên Trung Dược Học: Trị tâm phiền, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, huyết hư.

+ Theo Đông y cổ truyền:

  • Giúp giảm đau và hạ nhiệt
  • An thần, trị mất ngủ về đêm
  • Chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp
  • Chống chóng mặt

Liều dùng của vị thuốc táo nhân

Liều dùng từ 16-40 gam toan táo nhân, dưới dạng thuốc sắc hoặc nghiền thành bột mịn có thể trộn với một số vị thuốc khác.

  • Dạng thuốc sắc: lấy Toan táo nhân sao vàng, thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, sắc thuốc cô cạn còn 1/3 và uống trước khi đi ngủ.
  • Dạng bột mịn: Lấy toan táo nhân sao đen và xay thành bột mịn, thêm nước trộn đều hoặc dùng với nước vo gạo.
Toan táo nhân có tác dụng gì? 12 vị thuốc toan táo nhân
Toan táo nhân có tác dụng gì? 12 vị thuốc toan táo nhân

12 bài thuốc từ vị thuốc toan táo nhân

Dưới đây là các vị thuốc toan táo nhân thang từ các tài liệu dân gian:

Bài thuốc 1 và 2: Chữa mồ hôi trộm

  • 40g Toan táo nhân (sao đen)
  • 40g Mạch môn
  • 40g Long nhãn nhục
  • 40g Ngũ vị tử
  • 40g Sinh địa
  • 40g Trúc diệp

Toan táo nhân sau khi sao đen và nghiền thành bột, sau đó trộn với các nguyên liệu còn lại và nấu nước uống. Dùng kiên trì mỗi ngày 1 thang để có kết quả tốt.

Hoặc theo  Trị Đạo Hãn Phương, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 20g Toan táo nhân (sao đen)
  • 12g Phục linh
  • 12g Đảng sâm

Tán nhuyễn các dược liệu trên thành bột mịn. Uống cùng với nước cơm hoặc sắc thuốc uống.

Bài thuốc 3, 4 và 5: Trị mất ngủ về đêm

  • 6g Toan táo nhân

Nghiền nát dược liệu trên sau đó hoà với nước ấm. Dùng trước khi đi ngủ, kiên trì sẽ giúp cải thiện giấc ngủ về đêm.

Hoặc

  • 20g Toan táo nhân (sao đen)
  • 12g Tri mẫu
  • 12g Phục linh
  • 8g Cam thảo
  • 8g Xuyên khung

Sắc thuốc uống khi thuốc còn ấm sẽ giúp chữa chứng mất ngủ rất tốt, giảm sự hồi hộp, giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược.

Hoặc

  • 16g Toan táo nhân
  • 12g Phục linh
  • 12g Đảng sâm
  • 8g Xương bồ
  • 8g Viễn chí (nướng)
  • 4g Cam thảo

Cho các dược liệu trên sắc thuốc đến khi nước cô cạn còn 1 nửa. Uống khi thuốc còn ấm, mỗi ngày 1 thang, sẽ giúp hỗ trợ cho người hay quên, suy nhược thần kinh, ngủ nhiều, chán ăn, mệt mỏi.

Bài thuốc 6: Giảm căng thẳng lo âu

  • 30g Toan táo nhân
  • Nước cốt Sinh địa

Ngâm toan táo nhân với nước, sau đó lọc lấy cốt nước và nấu thành cháo. Có thể nấu kèm nước cốt Sinh địa. Dùng mỗi ngày 1 thang như trên sẽ giảm căng thẳng lo âu.

Bài thuốc 7: Chữa gai đâm vào thịt

Đốt tồn tính toan táo nhân,sau đó tán thành bột mịn, khuấy với nước và uống. Gai sẽ ra khỏi thịt, mà không cần nhiều sự tác động.

Bài thuốc 8: Chữa âm hư, ra mồ hôi

  • 15g Toan táo nhân (sao đen)
  • 7g Đảng sâm
  • 7g Phục linh

Sắc thuốc các nguyên liệu trên để uống hoặc có thể tán thành bột mịn uống với nước hoặc nước cơm.

Bài thuốc 9: Chữa suy nhược thần kinh, kén ăn, hay mệt mỏi

  • 20g toan táo nhân (sao đen)
  • 10g Viễn chí (chích)
  • 10g Xương bồ
  • 16g Đảng sâm
  • 16g Phục linh

Sắc thuốc uống hoặc tán nhuyễn thành bột mịn uống cùng nước cơm. Dùng kiên trì sẽ có kết quả tốt với các bệnh về suy nhược thần kinh, kén ăn, mệt mỏi sẽ chóng hết.

Bài thuốc 10: Giảm sốt, sưng phù đầu mặt, sinh phong táo hỏa

  • 18g Trạch tả
  • 14g Thục địa
  • 12g Toan táo nhân
  • 12g Sơn dược
  • 12g Sài hồ
  • 12g Đương quy
  • 10g Sơn thù du
  • 10g Bạch thược
  • 10g Mẫu đơn bì
  • 8g Sơn chi tử

Sắc thuốc uống đến khi nước cô cạn còn một nửa. Mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục trong 3 lần/ ngày.

Bài thuốc 11: Tăng cường sức khoẻ, an thần và dưỡng tâm

  • 14g Toan táo nhân
  • 14g Bá tử nhân
  • 7g Viễn chí
  • 7g Ngũ vị tử

Dùng các nguyên liệu trên đem sắc thuốc lửa nhỏ đến khi nước cô cạn còn 1/3 thì uống khi thuốc còn ấm. Dùng thang thuốc này trong ngày sẽ cải thiện tình trạng sức khoẻ rất tốt.

Bài thuốc 12: Món ăn chế biến từ toan táo nhân

Cháo táo nhân

  • 200g gạo tẻ
  • 100g thục địa hoàng
  • 60g táo nhân

Ngâm toan táo nhân và gạn lấy cốt nước, dùng nước đó nấu cháo. Khi cháo nhừ bắt đầu thêm thực địa hoàng vào và tiếp tục đun để chín đều. Dùng cháo trong ngày khi cháo còn ấm để giảm đau cơ thể, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi.

hoặc chuẩn bị:

  • 15g toan táo nhân
  • 150g gạo tẻ

Tán nhuyễn toan táo nhân thành bột, nấu cùng gạo tẻ thành cháo. Sẽ giúp an thần rất nhiều cho những người mất ngủ, căng thẳng, lo âu, giúp kích thích cảm xúc trở nên tốt hơn.

Cháo nhị đông

  • 100g gạo nếp
  • 10g toan táo nhân
  • 10g mạch đông
  • 10g thiên đông
  • Đường trắng

Cho các vị thuốc trên sắc thuốc rồi gạn lấy nước, rồi dùng nước nấu thành cháo, có thể gia giảm đường trắng để hợp vị. Vị cháo này có thể hỗ trợ rất tốt với những người bị chứng mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh, lo âu

Nhân thang nhục táo

  • 15g toan táo nhân
  • 12g long nhãn

Đung cách thuỷ các thành phần trên, dùng để ăn hàng ngày. Sẽ giảm rất rõ rệt tình trạng mất ngủ về đêm và bệnh đau đầu.

Nước nhân sâm, toan táo nhân và phục linh:

  • 30g toan táo nhân (khô)
  • 30g nhân sâm (khô)
  • 30g phục linh (khô)

Tán các dược liệu trên thành dạng bột mịn. Sau đó mỗi lần dùng lấy 1/2 số bột trên rắc vào cháo loãng, ăn khi cháo còn nóng. Ngoài ra có thể pha vào nước bột năng để uống rất tốt với các triệu chứng đổ mồ hôi khi ngủ.

Lưu ý về toan táo nhân

Các độc tính từ toan táo nhân:

  • Liều 50 g / kg cơ thể với toan táo nhân sẽ bị chống độc. Trên thí nghiệm với chuột nhắt dùng 1 ml / 20 g có dấu hiệu tử vong trên chuột thí nghiệm.
  • Trên thí nghiệm với chuột nhắt, chích dưới da với liều 20 ml / kg, kết quả cho thấy 30 – 60% số chuột tử vong.

Toan táo nhân là một loại dược liệu được làm từ hạt táo nhân. Loại thảo dược này thường được dùng để an thần, giảm lo âu, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi. Nhưng đây là loại thuốc có tính độc nên khi sử dụng cần hỏi ý kiến ​​của bác sĩ, người có chuyên môn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *