Sa Sâm là một trong những dược liệu tốt được con người sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, Sa Sâm có tác dụng gì là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết hôm nay sẽ phân tích chi tiết về công dụng của sa sâm và các bài thuốc y học cổ truyền.
Sa Sâm là cây gì?
Dược liệu sa sâm có tên khoa học là Launaea Sarmentosa, thuộc họ Cúc, được biết đến lần đầu tiên vào năm 1891 bởi Willd. Sa Sâm còn có nhiều tên gọi khác tùy từng địa phương như: Xà Lách Biển, Sâm Cát…
Hiện nay, theo phân vùng địa lý trên thị trường có hai loại Sa Sâm là Sa Sâm Bắc và Sa Sâm Nam.
Tại Việt Nam, Sa Sâm có thể tìm thấy ở hầu hết các tỉnh ven biển. Chúng mọc hoang ở các tỉnh: Nam Định, Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ngãi… Hiện nay, tại Việt Nam việc trồng và khai thác dược liệu này vẫn còn hạn chế.
Hình ảnh Sa Sâm
Sa Sâm là cây dược liệu có rễ cọc, sống lâu năm. Tuy là rễ cọc nhưng lại rất mềm, rễ có chiều dài từ 15 – 25cm. Khi phơi khô, rễ sẽ chuyển từ màu vàng tươi sang màu vàng đậm hoặc hơi nâu.
Thân cây mọc bò trên mặt đất thành từng đốt. Thân được coi là thân giả bởi ở mỗi đốt thân đều có thể mọc rễ và phát triển thành một cây mới sống tách biệt với các cây khác.
Lá mọc lên từ gốc, có màu xanh xếp với nhau giống như hoa thị. Lá xẻ lông chim với chiều dài từ 5 – 9cm. Lá chia thùy và có từ 7 – 8 thùy, các thùy này không tách biệt mà phần dưới thon lại giống như cuống lá. Mép lá không trơn nhẵn mà giống như lá cúc tần đều có răng cưa rải rác. Hoa Sa Sâm màu vàng, mọc đơn độc ở gốc hay đốt cây.
Sa Sâm được thu hoạch hàng năm từ tháng 3, tháng 4 – tháng 8, tháng 9. Sau đó rửa sạch, phơi khô để dùng dần.
Sa Sâm có tác dụng gì?
Để biết Sa Sâm có tác dụng gì, các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin và công dụng của dược liệu theo từng khía cạnh Đông y, Y học hiện đại.
Công dụng của Sa Sâm trong Đông y
Dược liệu sa sâm có tính mát, vị ngọt hậu nhưng hơi đắng, tác dụng vào quy kinh phế vị. Cây dùng để tả hỏa, dưỡng âm thanh phế, ích vị sinh tân, chỉ thấu.
Vị thuốc sa sâm được dùng để trị ho khan, ho, ho có đờm, viêm phế quản mạn tính, các bệnh gầy róc, khát nước nhiều, lưỡi khô…
Tác dụng của Sa Sâm theo Y học hiện đại
Sa Sâm có chứa nhiều thành phần quan trọng và thiết yếu như: Polysaccharide, Acid Triterpenic, Beta Sitosterol, tinh dầu, dẫn chất Coumarin… Các thành phần này mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người như:
Sa Sâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Khi sử dụng Sa Sâm sẽ kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu, tăng cường oxy đến các cơ quan. Vì thế, hệ miễn dịch luôn được kích hoạt để bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu từ bên ngoài.
Ổn định đường huyết
Những người bị tiểu đường có thể bổ sung Sa Sâm để cải thiện và điều chỉnh lượng đường trong máu. Mọi người có thể sử dụng loài cây này để phòng ngừa rối loạn đường huyết khá tốt.
Làm lành vết thương
Trong thành phần của Sa Sâm có tác dụng chữa lành vết thương, làm tái sinh các tế bào mới để thay thế tế bào bị tổn thương. Dược liệu có tính kháng khuẩn mạnh sẽ giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Thanh lọc cơ thể
Vị thuốc sa sâm có vai trò quan trọng trong việc cân bằng canxi trong cơ thể, hỗ trợ gan đào thải độc tố. Đồng thời, dược liệu có khả năng bảo vệ hệ đường ruột của cơ thể và cơ quan sinh sản ở nữ giới.
Cải thiện các bệnh lý về xương khớp
Những người có vấn đề về xương khớp như: Thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp,… nên sử dụng Sa Sâm để cải thiện. Trong thành phần của dược liệu có chứa hàm lượng canxi dồi dào, có tác dụng phòng ngừa loãng xương và ngăn ngừa tổn thương về xương khớp do lão hóa.
Phòng chống bệnh ung thư
Sa Sâm có khả năng phòng chống bệnh ung thư khá tốt. Dược liệu có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, ức chế nấm hay sự tổn hại đến ADN trong cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng Sa Sâm
Sa Sâm là vị thuốc từ thiên nhiên nên rất an toàn cho cơ thể con người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dược liệu này các bạn cần chú ý như sau:
- Có thể dùng độc vị Sa Sâm hoặc kết hợp với các thảo dược khác để nâng cao hiệu quả sử dụng như mong muốn.
- Những người bị hư hàn thì tuyệt đối không nên sử dụng Sa Sâm dù với bất kỳ hình thức nào.
- Những người bị viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan không nên sử dụng.
- Sa Sâm với Lê Lô khi kết hợp với nhau sẽ mang đến nhiều tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Vì thế, không được dùng chung hai loại thảo dược này.
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về Sa Sâm và giải đáp thắc mắc Sa Sâm có tác dụng gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về dược liệu có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.