Hỗn dịch là gì? Chắc hẳn trong số chúng ta còn khá nhiều người lạ lẫm với khái niệm “ Hỗn dịch”, đa số những người chuyên môn trong ngành mới hiểu hết về khái niệm này. Nghe thì có vẻ lạ lẫm thế thôi nhưng thực ra dạng hỗn dịch được ứng dụng vào đời sống của chúng ta rất nhiều và đặc biệt là những sản phẩm đông dược, sản phẩm chăm sóc sức khỏe,…

Vậy hỗn dịch là gì?

hỗn dịch là gì
hỗn dịch là gì
  • Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng thuộc hệ phân tán dị thể với pha phân tán chứa ít nhất một dược chất rắn không hòa tan được phân tán đều dưới dạng tiểu phân mịn hoặc cực mịn trong chất dẫn là nước hoặc dầu.
  • Hỗn dịch thuốc có thể dùng theo đường uống, đường tiêm hoặc dùng ngoài. Hỗn dịch ở điều kiện thường có thể lắng xuống đáy nhưng phải phân tán đều thành dạng huỵền phù ổn định trong một khoảng thời gian đủ để lấy ra một liều dùng theo quy định khi được lắc lên

Ưu nhược điểm của hỗn dịch là gì

*Ưu điểm:

  • Có thể bào chế với dược chất ít hoặc không tan trong chất dẫn dạng uống, tiêm, nhỏ giọt.
  • Rất thích hợp cho trẻ em hoặc cho người lớn tuổi , người đang được chăm sóc đặc biệt vì việc sử dụng viên nang mềm hay thuốc dạng viên khá bất tiện và có thể đem lại rủi ro trong sử dụng.
  • Hỗn dịch thuốc đa dạng về cách dùng ,đưa vào cơ thể bằng các đường như uống, tiêm, hít, bôi ngoài da. Đặc biệt được hấp thu tốt nhất ở dạng bào chế viên nén, viên nang.
  • Làm cho dược chất có tác dụng hơn và kéo dài tác dụng. Tránh trường hợp thuốc có tác dụng tại chỗ.
  • Hạn chế được những nhược điểm của một số dược chất không vững bền khi hòa tan và có mùi khó uống hoặc có thể gây kích ứng niêm mạc đường ruột.
  • Các dược chất dễ bị thủy phân ở dạng lỏng có thể được bào chế dưới dạng bột hoặc cốm pha hỗn dịch để tăng độ ổn định.

*Nhược điểm

  • Hỗn dịch thuốc không bền nhiệt động học nên thường là khó điều chế và không được ổn định, ở trạng thái bình thường các tiểu phân có xu hướng lắng xuống ,đóng bánh dưới đáy lọ thuốc và khó phân tán trở lại thành hỗn dịch đồng nhất và khó bảo quản vì thế cho nên chúng ta phải luôn lắc trước khi sử dụng.
  • Hỗn dịch khó phân liều chính xác , nếu không được điều chế và sử dụng thật cẩn thận thì sẽ khó đảm bảo được liều lượng đủ và điều này có thể sẽ gây hại cho bệnh nhân.
hon dich la gi
hon dich la gi

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ HỖN DỊCH LÀ GÌ

Phải phụ thuộc vào từng loại dược chất rắn, đã được nghiền mịn cùng với các tác nhân tạo hỗn dịch vào trong chất dẫn.Thông thường để có được hỗn dịch chúng ta thường sẽ thực hiện các bước như sau :

  • Bước 1: Nghiền khô
  • Bước 2: Nghiền ướt
  • Bước 3: Phân tán vào chất dẫn

LƯU Ý:

  • Tạo ra được chất rắn kết tủa ngay trong chất dẫn ngay khi pha chế bằng cách làm thay đổi dung môi hoặc có thể thay đổi bằng phản ứng trao đổi ion.
  • Do bản chất là hệ phân tán di thể, các tiểu phân rắn trong hỗn dịch khi để yên có hiện tượng lắng xuống đáy bình chứa làm đóng bánh dưới đáy lọ và khiến cho chất rắn trở nên rắn chắc, vì thế chúng ta sẽ gặp khó khăn khi lắc để phân tán chúng trở lại trạng thái phân tán đều.Chúng ta có thể thêm vào hỗn dịch một số chất phụ như chất hoạt động bề mặt, chất tăng độ nhớt nhằm duy trì trạng thái phân tán của hỗn dịch.
  • Đối với hỗn dịch uống,bắt buộc phải pha chế trong điều kiện vô khuẩn hoặc tiệt khuẩn và cần thêm các chất bảo quản và chất điều vị cho phù hợp .

PHÂN LOẠI HỖN DỊCH

Có thể phân loại hỗn dịch:
– Theo nguồn gốc các chất dẫn: Hỗn hợp nước, hỗn hợp dầu, hỗn hợp glycerin….
– Theo đường dùng:
Hay gặp nhất là hỗn dịch nước dưới cả ba dạng: uống; tiêm dưới da, tiêm bắp (không được tiêm hỗn dịch vào đường tĩnh mạch hay tủy sống) và dùng ngoài.
– Theo kích thướt tiểu phân: chia làm 2 loai hỗn dịch là hỗn dịch khô ( hỗn dịch phải lắc) và hợp dịch.

BAO BÌ ĐÓNG GÓI HỖN DỊCH

Về phần đóng gói bao bì cần phải kín và có dung tích lớn hơn thể tích hỗn dịch.

Các hỗn dịch dùng để tiêm thường được đựng trong các dụng cụ thủy tinh tùy loại.

Đối với hỗn dịch uống thì có thể được đóng gói trong chai/lọ nhựa đơn liều hoặc đa liều.

Bao bì đóng gói phải đảm bảo dễ lắc đều và dễ dàng lấy được thuốc ra với đúng liều lượng quy định.

Những chế phẩm đa liều thường được kèm theo các dụng cụ đo thể tích như là thìa, cốc đong có chia vạch sẵn hoặc bơm tiêm.để lấy ra được thể tích thuốc đúng theo liều đã quy định

Trên nhãn phải ghi chú thêm “ Lắc trước khi dùng”

KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG

Để đảm bảo chất lượng hỗn dịch và dược chất rắn không tan được phân bố đồng đều thì Dược Điển Việt Nam có yêu cầu thuốc hỗn dịch phải đảm bảo:

– Khi để yên được chất rắn phân tán có thể tách thành lớp riêng nhưng phải trở lại trạng thái phân tán đồng đều trong chất dẫn khi lắc nhẹ chai thuốc trong 1-2 phút và giữ nguyên được trạng thái phản tán đó trong vài phút”.

**Chất lượng hỗn dịch thuốc là phải luôn ở trạng thái ổn định, hay nói cách khác là các tiểu phân dược chất rắn không tan phải luôn ở trạng thái phân tán đồng đều trong chất dẫn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *