Gừng gió có tác dụng gì? cây gừng gió có công dụng gì? Đây là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong dân gian, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng cũng như cách dùng như thế nào để hỗ trợ chữa bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ thông tin về loại dược liệu dân gian này. Các loại thảo dược này có thể bào chế ở các dạng gia công viên nén, gia công viên nang cứng, gia công TPCN, vui lòng liên hệ để nhận được báo giá chi tiết.
Gừng gió còn có tên gọi khác là
Riềng gió
Cây mai gan
Riềng dại
Ngại xanh
Gừng giềng
Cây gừng gió là cây gì?
Gần đây, gừng gió rất được người bệnh ưa chuộng. Bởi vì, loại thảo dược này có nhiều tác dụng chữa đau dạ dày, chữa ung thư, chữa lành vết loét …
Mô tả cây Gừng gió
Là loại mọc hoang ở rừng, đất ẩm mát, ven rừng hoặc ven núi trong lạch.
Gừng gió còn có tên là Zingber zerumbert sm, một loài thuộc họ Zinbeberaceae. Cây gừng này cao tầm 1 mét, là loại thân rễ ở dạng củ, có phân nhánh. Khi cây còn non, củ gừng gió có màu vàng, và có mùi rất thơm. Khi cây gừng gió già sẽ khi củ gừng to lên, ruột chuyển sang màu vàng sậm , có vị thơm và ngọt. Cuối cùng, cây gừng gió sẽ chuyển sang màu trắng và vị chuyển sang đắng.
Lá của gừng gió mọc đan xen nhau, và không cuống. Mặt trên của lá trơn và có màu nhạt, mặt dưới lá ở phần mép lá có lông.
Sau khi lá mọc lên, thì từ thân rễ, hoa hình trứng mọc thẳng lên. Quả của gừng gió hình bầu dục, và hạt màu đen. Gừng gió trổ hoa, kết trái vào tháng 5, tháng 6… Tuy không phải là dược liệu quý hiếm nhưng gừng gió lại rất khó kiếm trong tự nhiên
Khu vực phân bố, thu hái, chế biến
Gừng gió phân bố nhiều ở vùng núi Tây Bắc ở nước ta. Cũng như nhiều hộ gia định ở nước ta trồng trong vườn để làm thuốc
Người ta thường dùng rễ hoặc lá của cây gừng gió làm thuốc chữa bệnh. Nhưng hầu hết mọi người sử dụng gừng gió nhiều hơn như một loại thuốc. Sau khi thu hoạch, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng, phơi khô hoặc giữ tươi để dùng sau.
Thành phần hóa học
Gừng gió có chứa tới 13% lượng tinh dầu, trong đó có:
Monoterpen
Sesquiterpen
Chất dầu béo
Nhựa cây.
Gừng gió ngoài ra còn chứa:
Humulen
Zerumbon
Monocyclic
Sesquiterpene
Xeton
Dược chất trong gừng gió có tác dụng tốt với sức khoẻ con người, như hỗ trợ điều trị xơ gan, mỡ máu, và đại tràng.
Công dụng của cây Gừng gió. Củ gừng gió chữa bệnh gì?
Cây gừng gió có công dụng gì? Theo nghiên cứu hiện đại, công dụng chữa bệnh của gừng gió là do trong củ có chứa nhiều tinh dầu, chất xơ và nhiều hợp chất khác. Trong y học cổ truyền, vị thuốc có tính bình, vị đắng và hơi cay, có công dụng hóa đàm, giảm đau, xua tan cảm mạo. Một số công dụng chính như sau:
Trị chứng khó tiêu, đầy bụng và thường xuyên ợ chua.
Công dụng của gừng gió giúp ức chế phát triển tế bào ung thư và u nang buồng trứng.
Hỗ trợ điều trị buồn nôn, chóng mặt.
Làm ấm bụng dưới của người mẹ sau khi sinh, và còn giúp thải độc cơ thể.
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, giúp ăn ngon ngủ tốt, da dẻ hồng hào.
Hỗ trợ cải thiện bệnh viêm gan và xơ gan cổ trướng.
Có hai cách để sử dụng Gừng trong dân gian là sắc thuốc hoặc ngâm rượu.
Gừng gió có tác dụng gì?
Dưới đây là chi tiết các tác dụng của gừng gió được ghi chép trong dân gian:
1. Chữa cảm lạnh
Củ gừng gió có tính ấm, có tác dụng trị cảm và sốt, đặc biệt khi dùng với nước ấm giúp làm giãn mao mạch, đẩy nhanh bài tiết mồ hôi, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Do đó, trong thời tiết lạnh, sử dụng gừng gió có thể giúp làm ấm cơ thể và ngăn ngừa xâm nhập của virus hợp bào hô hấp
Đối với người bị cảm mạo, bài thuốc dân gian dùng gừng gió nấu rượu để giải cảm, phong hàn. Gừng tươi cũng có thể dùng để hỗ trợ điều trị khi gặp các vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm phế quản, khó thở, hen suyễn,…
2. Chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Đặc tính hăng cay của gừng và tinh chất tuyệt vời của nó cũng rất hiệu quả trong việc chữa ợ hơi, ợ chua và các triệu chứng khác của hệ tiêu hóa, là một vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột và rối loạn tiêu hóa. Ngoài việc sử dụng gừng gió, gừng tươi trong gian bếp gia đình cũng có những tác dụng như vậy
Đối với những người kén ăn và chán ăn do bệnh tật, có thể sử dụng gừng mỗi ngày với lượng vừa phải để điều hòa lượng đường trong máu, thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
3. Kháng viêm
Thuốc chống viêm từ Tân dược thường được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, nhưng chúng có xu hướng gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy gừng cũng rất được ưa chuộng nhờ đặc tính kháng viêm, và nhiều loại thuốc thời nay cũng kết hợp gừng tươi như một thành phần.
Người bị viêm loét dạ dày phản hồi rất tốt khi sử dụng gừng thường xuyên, tác dụng giảm đau, tiêu sưng rất rõ rệt. Ngoài ra, tác dụng này còn hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng như viêm nha chu, sâu răng. Với tác dụng này, thay vì ăn trực tiếp, bạn nên súc miệng bằng nước gừng thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
7 Bài thuốc dân gian từ củ Gừng gió
Bài thuốc 1: Chữa cảm lạnh từ gừng gió
Nếu trời mưa và bạn bị cảm lạnh, hãy chuẩn bị một ít củ gừng gió và làm theo hướng dẫn sau:
50gr gừng gió
50gr lá khuynh diệp
5g vỏ quýt khô
1L nước.
Cách làm: Tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi, thêm 1 lít nước, đun sôi trong 15 phút. Sau đó dùng nước đó để xông hơi toàn thân, xoa phần bã của thuốc khắp người, nhất là vùng ngực và lưng ra mồ hôi. Sau đó, khi nước còn nóng, bạn hãy chắt lấy nước và tắm cho cơ thể, lau khô người, mặc quần áo và đắp chăn để giữ ấm cơ thể, không để bị nhiễm lạnh.
Bạn sử dụng bài thuốc từ gừng gió này trong 1-2 ngày sẽ thấy giảm triệu chứng cảm lạnh
Bài thuốc 2: Trị rong kinh cho mẹ sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường suy nhược cơ thể, nhiều chị em bị rong kinh ra nhiều máu dẫn đến cơ thể rất yếu. Gừng gió là dược liệu có thể cải thiện tình trạng này.
10gr củ gừng gió
10gr hoa khoai mỡ
5gr lá khoai mỡ
5 tô nước
Cách làm: Rửa sạch củ gừng gió, lá và hoa của khoai mỡ, cho vào nồi, đổ thêm 5 bát nước, đun lửa nhỏ cho đến khi cô cạn còn một nửa nước thì dừng lại. Uống 2 lần trong ngày, nhớ uống khi nhiệt độ nước còn ấm. Làm liên tục trong 7 ngày bạn sẽ thấy tình trạng rong kinh thuyên giảm
Bài thuốc 3: Trị triệu chứng ăn không ngon cho bà mẹ sau sinh
Chán ăn có thể khiến cơ thể phụ nữ sau khi sinh con. Sử dụng gừng gió theo những cách dưới đây có thể cải thiện tình trạng bệnh.
50gr ngọn bí đỏ
50gr cá hồng
20gr củ gừng gió
2 trái cà chua.
Cách làm: Rửa sạch cá, ninh với 500ml nước trong 10 phút, nêm gia vị vừa ăn. Sau đó vớt củ gừng và rau bí ra nấu khoảng 5 phút cho chín thì tắt bếp, chia làm 2 phần ăn. Tiếp tục ăn 2-3 lần / tuần, tình trạng biếng ăn sẽ được cải thiện, cơ thể sẽ trở nên hồng hào và khỏe mạnh
Bài thuốc 4: Trị mỡ máu cao
Để chữa bệnh mỡ máu bằng củ gừng gió, bạn cần làm theo các bước như sau:
30gr nấm bào ngư
30gr nấm mộc nhĩ
20gr củ gừng gió
10gr lá gừng gió
10 quả kỷ tử
1 tai nấm tuyết.
Cách làm: củ gừng thái sợi, lá gừng thái nhỏ, kỷ tử cắt làm 4 miếng, nấm bào ngư,nấm mộc nhĩ chỉ hoặc thái miếng nhỏ. Đun nhỏ lửa khoảng 15-20 phút với 1 lít nước. Chia thành nhiều phần nhỏ để ăn trong ngày.
Ngày ăn 3 lần, dùng liên tục 1 tháng, lượng mỡ trong máu sẽ giảm đi rõ rệt.
Bài thuốc 5: Chữa xơ gan cổ trướng và ung thư gan
Công dụng được người dân ta chú ý nhiều nhất có lẽ là hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng, ung thư gan. Thực hiện theo các bước dưới đây để có kết quả tốt nhất.
50gr củ gừng gió
50gr mướp gai
1L nước
Cách làm: Cắt gừng thành từng lát mỏng, mướp gai cắt sợi, rửa sạch, cho vào nồi, đổ thêm 1 lít nước. Đun đến khi nước cô cạn còn khoảng 1/3, chia uống 2 lần trong ngày.
Uống trước khi ăn 1-2 tiếng, sau khi uống sẽ thấy khó chịu và có nhu cầu đi tiểu. Phân có màu nâu cà phê, có mùi khó chịu thì thuốc này đã có tác dụng. Tiếp tục với phương pháp này cho đến khi màu phân trở lại bình thường.
Lưu ý nên ăn những thức ăn nhạt nhẽo, cắt giảm chất béo và hạn chế thức ăn giàu kali.
Bài thuốc 6: Chữa chứng đau nhức khớp chậu
Củ gừng gió nếu làm theo cách dưới đây có thể chữa đau vùng chậu rất hiệu quả.
300gr thịt lươn.
50gr củ gừng gió
50gr gạo lứt rang
15gr hành lá
2 củ hành tây
Ngải cứu
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên để sơ chế, với lươn thì cắt khúc 3-4cm. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 1 lít nước đun nhỏ lửa đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Chia thành 2 phần ăn trong ngày và thực hiện bài thuốc này trong 10 ngày liên tục. Liệu pháp này cũng có thể được áp dụng cho phụ nữ tiền mãn kinh.
Bài thuốc 7: Gừng gió chữa chứng đầy bụng và ăn không tiêu
Củ gừng gió có tác dụng tiêu hóa rất tốt, nhất là ăn không tiêu, đầy bụng, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Cách 1:
30gr gừng gió
1 quả chanh muối
Nửa quả bầu non
Cách làm: Giã nát gừng gió, rửa sạch bầu rồi thái miếng vừa ăn. Các thứ cho vào nồi, thêm 1 lít nước lọc, đun sôi trong 30 phút, lọc bỏ bã rồi uống lấy nước trên.
Cách 2:
1kg gừng gió
5L rượu trắng
Thực hành: Rửa sạch gừng gió, cho vào can thuỷ tinh, thêm 5 lít rượu trắng, ngâm khoảng 4 tuần. Uống 1 – 2 chén rượu gừng gió sau mỗi bữa ăn giúp hạn chế đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài công dụng chữa bệnh củ gừng còn có thể dùng làm gia vị trong các món ăn. Nó có tác dụng làm cho món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn cũng như tốt cho sức khoẻ.
Đối tượng sử dụng Gừng gió (nên và không nên)
1. Đối tượng nên dùng
Những đối tượng nên sử dụng liệu pháp gừng gió bao gồm:
Người mắc các bệnh về gan như xơ gan, xơ gan cổ trướng, viêm gan, ung thư gan,…
Người bị bệnh phong thấp
Những người bị đầy bụng, khó tiêu, đại tràng
Phụ nữ sau sinh chán ăn, rong kinh, đau bụng kinh…
2. Đối tượng không nên dùng
Mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo
Tình trạng sức khỏe không ổn định…
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, thầy thuốc y học cổ truyền hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ tới sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng củ gừng gió
Để phát huy công dụng của củ gừng gió và tránh ảnh hưởng từ các tác dụng phụ, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
Những người có thân nhiệt cao không nên sử dụng loại thảo mộc này.
Người bị bệnh gan được điều trị bằng gừng gió nên ăn uống nhạt nhẽo, tránh các chất béo và hạn chế các thực phẩm giàu kali.
Tác dụng của củ gừng gió đối với mỗi người là khác nhau do tuỳ từng cơ địa
Trước khi sử dụng các bài thuốc từ gừng gió bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, lương y, người có chuyên môn để đảm bảo sử dụng đúng bài thuốc.
Dùng các bài thuốc kiên trì và lâu dài để mang về kết quả tốt nhất
Sử dụng gừng gió kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả tối ưu và phục hồi nhanh chóng.