Từ xa xưa, dân gian Việt Nam đã truyền tai nhau những bài thuốc chữa bệnh xương khớp, bệnh gút (gout) hiệu quả của dân tộc Tày. Vậy Thực hư Dây gắm là gì? Dây gắm có tác dụng gì và các bài thuốc như thế nào? Hãy cùng Globalco tìm hiểu tác dụng của dây gắm và các thang thuốc y học cổ truyền dưới đây:
Dây gắm là gì?
Dây gắm có tên khoa học là Gnetum Montanum. Dược liệu Dây gắm còn có nhiều tên gọi khác như dây sót, dây mấu, vương tôn v.v.
Dây gắm là loại dây leo sống trên các cây gỗ lớn. Thân cây to, mọc cao từ 10-12m, thân cây thường có nhiều nốt phình to ở các đốt, mặt cắt của thân và cành là hình bầu dục hoặc tròn.
Lá đơn, mọc đối xứng, kích cỡ và hình dáng tuỳ tuổi và tuỳ loài, phiến lá bầu dục, thuôn dài. Phiến lá to và dày mặt trên bóng, đầu lá tù, dài 10-25cm, rộng 4-11cm.
Hoa mọc từ thân, hoa đực và hoa cái khác gốc, mọc thành nón ở kẽ lá. Nón đực mọc thành chùy dài ở nút, phân nhánh 2 lần, nón cái phân nhánh 2-3 lần với lá noãn thưa.
Quả hình bầu dục, vỏ nhẵn, mặt ngoài phủ một lớp sáp, có cuống ngắn. Khi chín, quả có màu đỏ vàng, hơi nhọn ở đầu, nhiều hạt. Vỏ lấy sợi có thể dùng làm dây buộc, hạt ăn được có thể lấy dầu hoặc rang để ăn.
Cây thường ra hoa vào tháng 6-8 và kết trái vào tháng 10-12.
Dây gắm phân bố ở khu vực nào
Cây Dây gắm phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á, một số loài ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và Châu Phi. Chúng thường mọc leo vào các thân cây lớn.
Ở nước ta, Dây gắm là loại cây mọc hoang, tập trung ở các vùng núi cao ở độ cao 200-1200m. Cây thường phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, chủ yếu ở các vùng có khí hậu lạnh ở Việt Nam như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sapa, . , và một số tỉnh miền Nam như Lâm Đồng, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang,Long An, Bến Tre…
Cách thu hoạch và chế biến Dây gắm
Thường dùng rễ và dây để làm thuốc và hạt cũng được dùng để ăn hoặc ngậm rượu để xoa bóp chữa đau nhức.
Ở những cây trưởng thành sẽ thu hái dược liệu quanh năm. Dược liệu được thu hái vào những ngày khô ráo, phơi nắng thuận tiện, dược liệu không bị ướt.
Rễ và dây sau khi hái về rửa sạch rồi thái nhỏ để dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học của dây gắm
Qua nghiên cứu cho thấy dược liệu có chứa:
- Saponin
- Flavonoid
- Antraglycosides
- Alkaloids
- Triterpenoids
- Tinh dầu
- Acid hữu cơ
Dây gắm có tác dụng gì? Cao gắm chữa bệnh gì?
Tác dụng được ghi chép trong y học cổ truyền
Dây gắm có vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. tiêu viêm, khu phong thấp. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng chữa bệnh gút, đau khớp, sốt rét, trúng độc, . Cành cây được ngâm rượu làm thuốc xoa bóp dùng chữa bong gân, gãy xương, ngã bị thương, làm liền xương, giảm đau, rễ dùng chữa đầu gối sưng đau.
Trong y học hiện đại Dây gắm có tác dụng gì?
Tác dụng đối với bệnh gout:
Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện YHCT, Đại học Y Hà Nội
Hiệu quả trong vấn đề giảm đau xương khớp, khi thoa ngoài
Giúp đào thải axit uric theo cơ chế sinh học và giảm chỉ số axit uric máu
Hỗ trợ Tăng cường chức năng gan, thận với vai trò đào thải axit uric qua thận.
Đồng thời, các hoạt chất trong dịch chiết Dây gắm có tác dụng phân giải tinh thể urat thành các phân tử nhỏ, đào thải ngược vào máu qua mao mạch và đi ra theo đường tiết niệu.
Tác dụng đối với bệnh viêm dây thần kinh:
Thành phần Resveratrol trong dược liệu giúp hỗ trợ bệnh viêm dây thần kinh.
Tác dụng cây gắm kháng khuẩn:
Nước sắc Dây gắm ức chế vi khuẩn mủ xanh.
Công dụng của dây gắm chống co thắt phế quản:
Theo thí nghiệm trên chuột, nếu dùng với liều lượng 0,1mg / kg dịch chiết dược liệu này thì có tác dụng chống co thắt phế quản.
Và theo kết quả thực nghiệm cũng cho thấy dl-demethylcoclaurin hydrchlorid trong thảo dược này có tác dụng chống khó thở, giảm ho nhẹ.
Các bài thuốc y học cổ truyền với dây gắm chữa bệnh gì?
Tác dụng của cao cây gắm sẽ tốt hơn so với các dạng thuốc sắc, tuy nhiên chúng tôi vẫn tổng hợp các bài thuốc cổ truyền và dây gắm trị bệnh gì để quý vị tham khảo:
1. Bài thuốc cây gắm chữa bệnh xương khớp
- Rễ gắm
- Rễ rung rúc
- Rễ bạch đồng nữ
- Rễ tầm xuân
- Rễ xích đồng nam
- Rễ bươm bướm
- Rễ cỏ xước
- Rễ bưởi bung
- Rễ chỉ thiên
- Rễ ô dược
- Cỏ roi ngựa.
- Vỏ cây hoa dẻ
- Tầm gửi
- Ngũ gia bì
Phơi khô, cắt lát, ngâm với 1 lít rượu trắng. Ngâm từ 15-30 ngày, rồi dùng để uống hàng ngày. Hỗ trợ các bệnh về đau nhức gân khớp
2. Bài thuốc cây gắm chữa bệnh gút (Gout)
Lấy 20g rễ dây gắm khô đun với 300ml nước uống như trà
3. Bài thuốc chữa phong thấp
- Rễ gắm
- Rễ tầm xuân
- Rễ Cà gai leo
- Dây đau xương
- Vỏ chân chim
- Rễ cỏ xước
Mỗi dược liệu 20g, đun với nửa lít nước. Đến khi nước cạn còn 1/2 nồi thì để nguội uống. Ngày uống 2 lần. Dùng đều đặn 15 – 20 ngày
4. Bài thuốc chữa Sốt rét
- Rễ Dây gắm 10g
- Thường sơn 10g
- Thảo quả 10g
- Sài hồ 10g
- Lá mãng cầu ta tươi 10g
- Hà thủ ô 10g
- Cây chó đẻ 8g
- Ô mai 4g
- Hạt cau 4g
- Dây cóc 4g
Đun với 500-600 ml nước, đến khi nước cạn còn 1/2 dùng để uống.
Kết luận
Chúng ta đã vừa tìm hiểu về Dây gắm có tác dụng gì, Dây gắm chữa bệnh gì và các bài thuốc dân gian ghi chép. Các bài viết về bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi miễn trừ trách nhiệm đối với các bài thuốc y học cổ truyền. Trong trường hợp người bệnh trở nặng, nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.