Chu sa (thần sa) trong y học cổ truyền có những lợi ích tuyệt vời như giúp an thần, thanh nhiệt, chữa mất ngủ, mụn nhọt ngoài da. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn chu sa (thần sa) có tác dụng gì, chu sa là thuốc gì và những bài thuốc từ chu sa để bạn có thể sử dụng dược liệu này hợp lí và hiệu quả nhé!

Giới thiệu dược liệu chu sa

Chu sa là thuốc gì? Chu sa, thần sa hay xích đan có tên khoa học là Cinnabaris, đây là một khoáng chất tự nhiên được con người khai thác nhằm mục đích chữa bệnh. Tuy nhiên trong thành phần hóa học của chu có chứa thủy ngân – một nguyên tố gây tử vong nếu nuốt phải, nên cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng dược liệu này.

Tính chất

Chu sa khai thác trong tự nhiên có màu nâu hồng hoặc màu đỏ, thể rắn, hình dạng có khi là sợi, mảnh, cục…nếu tìm thấy những khối lớn hơn thì đó chính là thần sa.

Vị của chu sa khá nhạt, ngửi thấy không mùi, bản chất khá giòn nên thường dễ vỡ vụn, đặc điểm này giúp việc tán mịn chu sa thành bột dễ dàng hơn.

Chu sa không tan trong nước, khi gặp nhiệt sẽ chuyển sang màu đen do quá trình đun nóng tạo ra HgS, càng đun nóng muối của kim loại thủy ngân (Hg) sẽ càng tan nhiều gây độc dẫn đến tử vong.

Chu sa (thần sa) có tác dụng gì?
Chu sa (thần sa) có tác dụng gì?

Phân bố

Ở Trung Quốc, người ta khai thác chu sa ở các tỉnh như Liêu Ninh, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quý Châu, Hà Bắc.

Việt Nam ta không có nguồn khoáng chu sa tự nhiên nên phải nhập từ nước bạn, ở một số nơi đã sản xuất chu sa nhân tạo nhưng kết quả trị bệnh lại không được hiệu quả như mong đợi.

Thu hoạch – sơ chế

Chu sa sau khi khai thác từ thiên nhiên phải trải qua công đoạn sơ chế để loại bỏ các tạp chất nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng từ khoáng chất thô.

  • Cách 1: dùng nam châm hút đi những kim loại bám xung quanh chu sa, mang đi xây thành bột. Đổ thêm nước vào chỗ bột chu sa vừa xây xong, lắng nhiều lần cho đến khi thu được bột mịn, rồi đem đi phơi đến khô hoàn toàn.
  • Cách 2: cho chu sa vào cối, thêm nước rồi giã nhuyễn, đợi lớp bột chu sa lắng xuống đáy cối, bỏ đi màng nổi, gạn lấy phần nước đỏ. Cứ làm đi làm lại cho đến khi cặn xuất hiện màu đen thì bỏ đi. Phần nước đỏ để cho lắng lại, chắt bỏ nước trong, đem phơi cho đến khi bột khô hoàn toàn.

Bảo quản

Chu sa có tác dụng chữa được nhiều bệnh là thế nhưng độc tính của dược liệu được xếp vào nhóm độc bảng B, cần bảo quản cẩn thận.

Sử dụng lọ kín màu vàng, cho châu sa đã sơ chế vào, đậy kín và bảo quản nơi thoáng mát, tránh để lọ thuốc tiếp xúc với lửa, nhiệt độ cao hoặc ánh sáng mặt trời.

Thành phần hóa học của chu sa

Thủy ngân sulfur là thành phần chủ yếu của chu sa, trong đó thủy ngân chiếm khoảng 86% và sulfur chiếm khoảng 12%.

Chu sa khi vừa được khai thác thường lẫn một vài tạp chất như kali, muối selen natri có độc tính, không thể dùng làm thuốc chữa bệnh, cần loại bỏ đi.

Bên cạnh đó, một tạp chất khác là muối HgSe dạng keo lại được sử dụng để chống co giật mạnh, an thần vì độc tính của nó rất thấp.

Chu sa (thần sa) có tác dụng gì? Chu sa thần sa dùng cho những việc gì?

Chu sa thần sa chữa bệnh gì? độc dược này được nhiều tài liệu trong dân gian ghi chép về tác dụng chữa bệnh như sau:

Theo y học cổ truyền chu sa (thần sa) có tác dụng gì?

Chu sa (thần sa) vị ngọt tính hàn, quy vào kinh tâm, có độc nên phải sử dụng khi còn sống. Không gia nhiệt hoặc để dược liệu tiếp xúc với lửa vì khi ở nhiệt độ cao, muối thủy ngân có trong chu sa tan nhiều sẽ phóng thích độc tính mạnh.

Theo đông y, chu sa chủ trị tâm thần bất thường, khó ngủ, suy nhược thần kinh, tim mạch loạn nhịp, hay hồi hộp bồn chồn, miệng lở, mụn nhọt.

Dùng riêng lẻ hoặc có thể kết hợp cùng các dược liệu khác như băng phiến, xạ hương, thạch xương bồ…Lưu ý nếu dùng dạng kết hợp thì nên nấu riêng các dược liệu khác, lấy nước để nguội, sau đó mới cho chu sa vào dùng.

Theo y học hiện đại chu sa (thần sa) có tác dụng gì?

Chu sa giúp an thần, dễ ngủ, chống co giật mạnh hơn các hoạt chất giúp an thần khác như bromua. Tại Ấn Độ, chu sa được sử dụng làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ lâu ngày.

Nghiên cứu cho thấy, chu sa có khả năng làm tăng tác dụng của thuốc ngủ barbituric giúp kéo dài giấc ngủ lên đến 2-3h, đồng thời kéo dài thời gian gây mê bằng pentotal lên 2 lần.

Chu sa (thần sa) còn có tác dụng giải độc, sát khuẩn và chống lại nấm mốc

Chu sa (thần sa) có tác dụng gì? hình ảnh bột chu sa
Chu sa (thần sa) có tác dụng gì? hình ảnh bột chu sa

Bài thuốc từ chu sa

Chu sa (thần sa) có tác dụng gì? Chữa bệnh di tinh

  • Chuẩn bị: 1 ít bột chu sa và 1 quả tim heo đã được làm sạch
  • Cách làm: Cắt tim một đường nhỏ trên tim heo, cho bột chu sa vào rồi may lại, nấu chín và dùng khi còn nóng

Chu sa (thần sa) có tác dụng gì? Trị suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: 6g hoàng liên, chu sa 4g, đương quy, sinh địa, chích cam thảo mỗi thứ 2g
  • Cách làm: thủy phi chu sa, các vị khác tán thành bột mịn, thêm ít nước vo thành viên hoàn. Ngày dùng 2 lần mỗi lần 4g, buổi tối thì dùng trước khi đi ngủ

Chu sa (thần sa) có tác dụng gì? Chữa chứng mê sảng khi ngủ của trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: 0,3g thần sa, 10g thảo quyết minh
  • Cách làm: nấu thảo quyết minh, lọc lấy nước, để nguội. Trước khi đi ngủ, rót nước thảo quyết minh ra chén cho thêm ít thần sa rồi dùng.

Chu sa (thần sa) có tác dụng gì? Điều trị hôn mê, co giật kèm sốt cao

  • Chuẩn bị: 12g sơn chi, 12g hoàng cầm, sinh hoàng liên 15g, 8g uất kim, 6g chu sa, 1g ngưu hoàng.
  • Cách làm: Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột mịn thêm ít nước cho sền sệt như hồ. Mỗi lần dùng khoảng 3g, uống cùng với nước đăng tâm.

Chu sa chữa đau họng, viêm họng, mụn nhọt

  • Chuẩn bị: 5g chu sa và 50g mang tiêu
  • Cách làm: Trộn đều chu sa và mang tiêu, mỗi lần uống một ít chung với nước sôi để nguội.

Chu sa chữa mất ngủ lâu ngày

  • Chuẩn bị: đảng sâm, huyền sâm, đơn sâm, viễn chí, bạch linh, cát cánh mỗi vị 20g, bá tử nhân, thiên môn đông, đương quy, ngũ vị tử, toan táo nhân, mạch môn đông mỗi loại 40g, chu sa 1g, sinh địa hoàng 60g
  • Cách làm: Chu sa tán thành bột mịn, các dược liệu còn lại cũng tán thành bột mịn thêm ít mật ong vo thành viên hoàn, dùng chu sa áo bên ngoài viên. Sử dụng ngày một lần, mỗi lần 12g cùng với nước sôi để nguội.

Chu sa trị uốn ván

  • Chuẩn bị: cam thảo, thuyền thoái, toàn yết, thiên ma, khương hoạt, bạch chỉ, cương tàm, bán hạ, xuyên khung, chế xuyên ô, đại hoàng mỗi vị 10g, bạch phụ tử 12g, hổ phách 3g, chu sa 3g
  • Cách làm: chu sa và hổ phách nghiền thành bột mịn, chia làm 3 phần đồng lượng. Các dược liệu còn lại đem sắc với 600ml nước còn 200ml, để nguội và uống kèm cũng một phần thuốc đã chia.

Lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn trước khi áp dụng những bài thuốc trên bởi chu sa (thần sa) là dược liệu thuộc nhóm độc bảng B, có thể gây tử vong.

Cần làm gì khi ngộ độc thủy ngân?

Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân:

  • Đầu môi tê tê kèm theo đau nhói ở môi, ngón chân, ngón tay.
  • Cảm giác khó chịu ở khoang miệng như đang ngậm kim loại
  • Mắt mờ, giảm thính lực hoặc không thể nói chuyện
  • Buồn nôn, ỏi mửa khó chịu dạ dày
  • Nếu tiếp xúc với lượng ít thủy ngân lâu dài sẽ: mất trí, mệt mỏi, suy gan suy thận…

Những điều cần làm khi ngộ độc thủy ngân

  • Đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực có thủy ngân tránh việc hít phải thủy ngân trong không khí
  • Dùng dung dịch natri bicarbonat 2%, nếu không có thì dùng nước ấm sục rửa dạ dày hoặc cho bệnh nhân uống thật nhiều nước
  • Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu đúng kĩ thuật.

Lưu ý khi sử dụng châu sa

  • Chu sa (thần sa) khi được đun nóng sẽ sinh ra nguyên tố thủy ngân gây độc, do vậy được khuyến cáo dùng dược liệu sống.
  • Khi dùng cần giảm độc tố chu sa bằng cách thủy phi tán với nước.
  • Người suy giảm chức năng gan thận không nên dùng dược liệu này
  • Trong bài thuốc có chu sa (thần sa) thì nên để riêng, sắc các vị thuốc kia trước, để nguội rồi mới thêm chu sa (thần sa) vào.

Chu sa (thần sa) là dược liệu có khả năng chữa được nhiều bệnh, qua bài viết trên bạn đã biết chu sa (thần sa) có tác dụng gì, bài thuốc từ chu sa, cũng như độc tính mạnh của nó, vì vậy cần thận trọng và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng nhé.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *