Cây tí ngọ là cây gì? Cây tí ngọ có tác dụng gì? Thường được dùng để chữa cảm mạo, mỗi khi trái gió trở trời, dân gian ta dùng lá và thân phơi khô để làm trà. Dược liệu tý ngọ cũng được xem là một vị thuốc, tuy nhiên y học cổ truyền lại không phổ biến vị thuốc này vì nhiều lý do. Cũng có thể là vì hình dạng cây này dễ nhầm lẫn với cây cần sa. Cùng Globalco – dịch vụ gia công TPCN tìm hiểu về loại thảo dược này.

  • Pháp danh khoa học: Pentapetes phoenicea L.
  • Thuộc họ: Sterculiaceae
  • Chủ trị: Cảm cúm, bổ
  • Bộ phận dùng: Lá và thân
  • Mùa hoa quả: V-XI
  • Phân bố: Cây mọc tự nhiên, thường ở các vùng đồng bằng như Đồng Tháp, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế.

Cây tí ngọ là cây gì? Mô tả dược liệu

  • Thân nhẵn, có chiều cao từ 40-150 cm.
  • Lá có hình dải, thuôn dài, lá tí ngọ có nhiều răng ở mép, góc ở gốc, thuôn hẹp đều về đầu, chiều dài 7 cm, chiều rộng 1 cm.
  • Hoa màu đỏ tím, ở nách lá, đơn độc, rộng 30 – 35 mm.
  • Quả nang, mỏng, hình cầu, được bao phủ bởi một đài hoa có lông, và có 5 ô.
  • Mỗi ô có 8-12 hạt, hình dáng là hình cầu, đường kính hạt khoảng 3 mm, hơi có góc cạnh, có đốm nâu.
  • Thời kỳ ra hoa từ cuối mùa hè đến tháng 10-12, thời kỳ ra quả vào tháng Giêng.

Cây tí ngọ có phải cần sa không?

Cây tí ngọ không phải là cây cần sa, nhưng có hình dáng giống và dễ gây cây

Cây tí ngọ là cây gì? Ngâm rượu cây tí ngọ có tác dụng gì?
Cây tí ngọ là cây gì? Ngâm rượu cây tí ngọ có tác dụng gì?

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Toàn cây, thường dùng lá và thân để ngâm rượu – Herba Pentapetis Phoeniceae.

Phân bố của cây tí ngọ

Cây tí ngọ thường phân bố ở:

  • Ấn Độ
  • Inđônêxia
  • Nhật Bản
  • Thái Lan
  • Trung Quốc
  • Lào
  • Campuchia
  • Việt Nam

Ở Việt Nam, cây tí ngọ thường mọc ở bờ ruộng khu vực vùng đồng bằng. Xuất hiện nhiều ở tỉnh Đồng Tháp vào mùa nước.

Cách trồng loài cây tí ngọ này bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Đây là loại cây có thể trồng làm cảnh về hoa khá là đẹp. Thu hoạch quanh năm để làm thuốc.

Tính vị

Chất nhầy có nhiều ở quả và lá tí ngọ.

Quả và lá có chất nhầy. Tính làm dịu và làm mềm.

Cây tí ngọ có tác dụng gì? Cây tí ngọ chữa bệnh gì?

Theo ghi chép từ kinh nghiệm dân gian, vị thuốc này dùng chữa cảm mạo.

Mỗi khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, dân gian ta thường lấy lá và thân cây để phơi khô, sau đó lấy nước nấu uống như trà.

Ở Ấn Độ, người dân lấy thuốc trị rắn cắn.

Ngâm rượu cây tí ngọ có tác dụng gì?

Ngoài uống như nước trà chữa cảm mạo. Ngâm rượu cây tí ngọ theo dân gian giúp bổ máu.

Thành phần hóa học

Sau khi chiết xuất, người ta tìm được các dược liệu quý hiếm có thể giúp cải thiện sức khoẻ con người như:

  • Tannin
  • Flavonoid
  • Saponin
  • Sterol
  • Carbohydrate
  • Alkaloit

Lá của cây tí ngọ có các thành phần được cho là có thể chữa được nhiều bệnh hiếm. Tuy nhiên thông tin này đang được giới khoa học nghiên cứu thêm.

Lưu Ý

Sử dụng loài thảo dược này nên sử dụng liều ít, vì có rất ít tài liệu chính thống công nhận dược liệu này. Chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian để lựa chọn hàm lượng phù hợp với từng người. Bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng để có liều dùng hợp lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *