Cây sang có tác dụng gì? Cây sang trị bệnh gì? đây là thắc mắc của nhiều người khi trồng loại cây này. Cây sang được biết tới là một loại cây cảnh, đem lại bóng mát nhưng không phải ai cũng biết tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Cây sang hay dân gian còn gọi là Cây Giàu Sang, hãy cùng Globalco – dịch vụ gia công thực phẩm chức năng tìm hiểu về loại cây này nhé.
- Tên khác: Sảng, Giàu sang, Sang sé, sảng lá kiếm,Trôm thon, quả thang..
- Tên tiếng Trung: 假蘋婆 (假苹婆)
- Pháp danh khoa học: Sterculia lanceolata Cay.
- Thuộc họ: Trôm – Sterculiaceae
Cây sang là cây gì? Mô tả thực vật
Nguồn gốc cây sang
Đặc điểm cây sang
Bộ phận dùng
Vỏ cây, lá, hạt sang
Phân bố và thu hái
Cây sang phân bố nhiều ở các khu rừng ở tỉnh Ninh thuận, Hoà Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Huế. Thu hái vỏ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học:
Quả sang có chứa 1 số thành phần hoá học như:
- Tanin
- Chất nhầy
Ngoài ra cũng chưa tìm thấy nhiều nghiên cứu sâu về dược tính của loại cây này.
Cây sang có tác dụng gì? Tác dược dược lý cây sang
Đây là các tổng hợp từ tư liệu lưu truyền trong dân gian, để sản xuất gia công thực phẩm chức năng từ dược liệu này, cần những chứng minh thực tế. Bài viết về công dụng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Vỏ cây sang điều trị bỏng
Theo truyền miệng từ dân gian thì vỏ cây sang do một người dân tộc Bana, họ đã dùng chiếc vỏ cây sang để chữa trị cho một con voi bị thương, khi bộ đội ta bị thương do bị bom Napan. Khi đó, quân y giã nhuyễn và vắt lấy nước, sau đó bôi vào chỗ bị hoại tử. vết thương, làm vết thương mau lên da non, sau này ông nghiên cứu pha thêm mỡ bôi chữa bỏng.
Vỏ cây còn trị mụn trứng cá, mụn lưng, các vết sưng tấy, đau nhức, tổn thương da. Người ta thường dùng vỏ cây tươi, thái nhỏ, tán nhuyễn với chút muối trắng, trộn đều rồi đắp lên những vùng da tổn thương rất hiệu quả.
Cây sang còn làm cảnh và lấy bóng mát
Cây sang được trồng nhiều công viên, đường phố để làm công trình cho bóng mát đẹp.
Cây sang đem lại bóng mát quanh năm vừa làm cảnh, vừa đem lại bóng mát.
Hạt sang dùng để ăn vặt
Hạt tách khỏi quả, rang lên là ta đã có món ăn vặt thơm ngon béo ngậy. Đây là là món ăn vặt ở miền quê mà từ trẻ nhỏ tới người lớn đều thích sử dụng.
Công dụng khác
Ngày xưa người ta còn dùng sợi vỏ cây sang để làm giỏ xách, và giấy viết để sử dụng.
Chữa bệnh đau dạ dày
Hạt của cây sang được dân tộc Hmong sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa bệnh dạ dày và ruột kết. Nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh những công dụng này của hạt. Cụ thể, loại hạt này có tác dụng chữa các bệnh sau:
- Lành nhanh các vết loét dạ dày, tái tạo niêm mạc dạ dày
- Tiêu diệt Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và ung thư dạ dày)
- Điều trị triệt để đầy bụng, khó tiêu
- Điều trị trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua
- Điều trị viêm hành tá tràng và hang vị
Chữa bệnh đại tràng
- Chữa hội chứng ruột kích thích
- Điều trị chảy máu ruột kết
- Điều trị chứng khó tiêu, phân lỏng
- Trị dứt điểm các triệu chứng của viêm dạ đại tràng cấp và mãn tính
4 Bài thuốc về cây Sang
Vỏ Sang được cho là có tác dụng chữa các bệnh như bỏng, sưng tấy, nhọt độc. Cách bào chế thuốc như sau:
Bài thuốc 1: Cây sang chữa sưng tấy, nhọt độc
- 30g vỏ cây Sang
Rửa sạch vỏ cây sau khi thu hoạch, sau đó giã cùng với muối. Lấy phần bã đắp lên vết thương sưng tấy, nhọt độc. Tuy nhiên không dùng cho vết thương hở, lở loét, chảy mủ. Sau đó dùng băng và gạc cố định cho đến khi giảm sưng.
Bài thuốc 2: Cây sang chữa bỏng
Cần đánh giá tình trạng phỏng trước khi sử dụng bài thuốc này. Với các tình trạng viêm nhiễm nặng do bỏng, không nên sử dụng phương pháp này.
Đối với những trường hợp bỏng nhẹ, có thể sử dụng dược liệu cây sang với vùng da bị bỏng. Sau khi rửa sạch và tán nhuyễn, có thể vắt bớt nước và trộn với mỡ để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó đắp trực tiếp vào vùng da bị phỏng.
Bài thuốc 3: Cây sang giúp giảm đau
- Vỏ cây sang tươi
Rửa sạch dược liệu trên và giã cùng với 1 thìa muối và nước sôi. Sau đó chắt lấy nước thoa vào vùng da sưng đau. Lưu ý không dùng vết thương hở. Dùng 2-3 lần/ ngày liên tục cho đến khi vết thương giảm đau.
Bài thuốc 4: Hạt sang bệnh dạ dày, đại tràng
- Hạt sang dùng trực tiếp như hạt dưa
Dùng sau bữa ăn 10-15 phút để có hiệu quả tốt nhất, 2 lần sáng và tối. Nếu nuốt hạt như thuốc viên thì dùng 1 hạt cho mỗi bữa là đủ.
Cách trồng cây sang
Cây rất dễ trồng, với cây sang có thể trồng từ hạt với tỷ lệ nảy mầm cao. Nên trồng những loại cây ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt với tán rộng, đều và xanh.
Cách trồng cây sang
Để trồng cây sang cần theo phương pháp như sau, bạn nên đào hố trồng trước khi trồng khoảng 1 tuần. Đất trộn tro trấu, mùn mục, phân NPK, phân chuồng. Khi chuyển cây từ vườn ươm đến nơi trồng, bầu đất cần được bọc bằng khăn ẩm, lưới đen để bảo vệ cây.
Trước khi trồng, cây cần được lột sạch vỏ và nhẹ nhàng đặt vào hố đã đào sẵn. Nên trồng cây chọn thời gian mát mẻ, vào sáng sớm hoặc chiều tối. Thay vì giũ sạch đất đã có trong chậu và thay đất mới, hãy để tất cả đất trong chậu vào lỗ. Lấp đất và ấn chặt xung quanh gốc và các lỗ để cây không bị đổ.
Tưới nước cho cây ngay sau khi trồng. Đối với những cây nhỏ, bạn nên cắm cọc để tránh cây không bị đổ.
Cách chăm sóc cây
Cây không cần nhiều nước nên tưới cây hàng ngày vào mùa khô và giảm tưới khi mùa mưa đến. Bón phân thường xuyên cho cây với phân NPK. Cây nhỏ trồng trong sân, thường xuyên cắt tỉa cành lá để cây có tán đẹp. Đồng thời, chú ý kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh hay không, có hướng xử lý.
Lưu ý khi chữa bệnh với cây sang
Những người bị viêm da nổi mủ, vết thương hở không đắp trực tiếp lên da. Liệu pháp này chỉ đáp ứng với các tổn thưởng phía trong, nhưng không chữa lành vết loét. Nếu tùy tiện sử dụng sẽ gây nhiễm trùng và hoại tử. Không được dùng vỏ cây để pha chế thuốc uống. Cho đến nay, chưa có tác dụng phụ nào được báo cáo. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng liệu pháp điều trị với cây sang.
Hạt sang có độc không?
Hạt sang không có độc, và dân gian thường dùng ăn như hạt dưa. Hạt sang ngọt và bùi, thường được rang lên để ăn. Dân tộc H.mong luộc hạt sang để ăn sẽ có bị bùi và khá dẻo. Ngoài ra có 1 cách sử dụng khác là vùi hạt sang với tro đang còn nóng.