Cây lu lu thuộc loại thân thảo, mọc nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, thường hay bị nhầm lẫn với cây tầm bóp. Ngoài việc được biết đến như một món ăn dân dã, lu lu còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Vậy cây lu lu có tác dụng gì, làm thế nào để phân biệt lu lu với tầm bóp, hãy cùng Globalco – dịch vụ gia công TPCN theo dõi nhé!

Cây lu lu là cây gì?

Cây lu lu là cây thân thảo, tên khoa học Solanum nigrum L, thuộc họ cà Solanaceae. Ngoài cái tên lu lu hay lu lu đực (để phân biệt với lu lu cái – cây tầm bóp) thì nó còn được biết đến với những tên như: gia cầu, khổ thái, lão nha toan tương thảo, long quỳ, thiên già tử…

Cây lu lu có tác dụng gì
Cây lu lu có tác dụng gì

Mô tả thực vật

  • Thân: thân cây tròn, bề mặt nhẵn hơi có lông, mọc thẳng đứng, chiều cao trung bình dao động khoảng 30-70cm, toàn cây màu xanh lá, sống hằng năm.
  • Lá: phiến lá lu lu hình trứng hoặc hình mũi mác, mép có răng cưa, dài 2-7cm, rộng 2-4cm, cuống dài 2-5,5cm. Bạn có thể ngửi thấy mùi hăng khi vò nhẹ lá.
  • Hoa: hoa màu trắng hoặc màu tím nhạt, mọc từ nách lá, thường trong một chùm sẽ có khoảng 2-3 bông. Đài hoa hình trứng dài khoảng 1-2,5mm, một đài có năm lá đài. Tràng hoa có 5 cánh dài 4-8,5mm màu xanh nhạt. Nhị hoa màu vàng (thường là 5 nhị) dài 1,5-2mm.
  • Quả: quả lu lu hình cầu mọc thành từng chùm nhiều quả nhỏ, đường kính 5-7mm. Quả có màu xanh khi còn non và màu tím đen khi chín. Hạt hình thận, bề mặt nhẵn, đường kính khoảng 0,5-1mm.

Khu vực phân bố

  • Chưa thể khẳng định chính xác cây lu lu được tìm thấy lần đầu tiên ở đâu, nhưng nhiều tài liệu ghi nhận nó có nguồn gốc tại lục địa Á – Âu (Trung Quốc, Anh, Pháp…)
  • Cây lu lu thường mọc ở ven đường, bãi đất hoang, ven sông, ven súi hoặc mọc chen trong ruộng của khu dân cư.
  • Tại Việt Nam, lu lu mọc hoang khắp nơi nhưng được tìm thấy nhiều nhất ở miền núi Tây Bắc như Sơn La, Hòa Bình…

Đặc điểm sinh thái

  • Cây lu lu thường mọc ở độ cao 0 – 3000m so với mực nước biển, tính thích nghi đa dạng có thể sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau, nhưng cần hạn chế sống ở môi trường khô hạn lâu ngày.
  • Điều kiện môi trường lý tưởng cho cây sinh trưởng tốt: nhiệt độ 20 – 30oC, hạn chế thấp hơn 15oC và cao hơn 35oC.

Thành phần hóa học

  • Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học, toàn cây lu lu chứa nhóm alkaloid: steroid, solasonine, chaconine, solanine…
  • Cụ thể trong quả lu lu có chứa solasodin và các genin khác, khi quả còn non hàm lượng chất này khá cao, khi quả chín sẽ giảm đi đáng kể.
  • Ngoài các alkaloid lá cây lu lu còn chứa nitrat, aid ascorbic, chất béo, khoáng chất, protein và carbohydrat.
  • Nồng độ các chất trong cây lu lu sẽ khác nhau nếu điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tuổi thọ cây khác nhau.

Bộ phận dùng

Toàn cây hoặc có khi chỉ dùng phần lá.

Dạng sử dụng

Có thể sử dụng cây lu lu dưới dạng dược liệu tươi, dược liệu khô, cao dược liệu hoặc như một nguyên liệu để gia công thực phẩm chức năng chữa bệnh.

Cây lu lu có tác dụng gì
Phân biệt cây tầm bóp (bên phải) và cây lu lu (bên trái)

Cây lu lu đực có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền lu lu đực có tác dụng gì?

  • Lu lu đực có vị đắng, mùi hăng, tính hàn, toàn cây có độc tố, trong đông y có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các dược liệu khác để chữa các bệnh như:
  • Phù thũng, bí tiểu, tiểu gắt
  • Viêm da cơ địa
  • Trĩ nội trĩ ngoại
  • Vảy nến
  • Gan to

Theo y học hiện đại lu lu đực có tác dụng gì?

  • Năm 1965, dược điển Pháp xếp cây lu lu đực vào nhóm độc bảng C bởi nó có tác dụng trực tiếp trên hệ thần kinh, an thần gây ngủ cho người mất ngủ lâu ngày. Gần đây một số nghiên cứu đã chứng minh, cây lu lu đực có tác dụng:
  • Phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh ung thư: theo nghiên cứu của đại học Chonbuk (Hàn Quốc), ethanol từ quả chín của cây lu lu có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn gốc tự do, hiệu quả trong việc phòng và điều trị bệnh ung thư.
  • Kháng khuẩn, giảm viêm loét: cũng chiết xuất hoạt chất từ quả lu lu đực, các chuyên gia tại đại học Madras (Ấn Độ) đã làm cuộc thí nghiệm trên chuột bị viêm loét dạ dày. Kết quả cho thấy vết loét ở dạ dày chuột lành lại rõ rệt.
  • Ngoài ra tại Nhật Bản, khả năng bảo vệ gan của hoạt chất ethanol cũng đã được các chuyên gia ghi nhận.

Cây lu lu đực có ăn được không?

  • Như đã thông tin ở trên, cây lu lu được xếp vào nhóm độc bảng C nên nếu ăn phải một lượng lớn, sau 6-12 tiếng cơ thể sẽ có những biểu hiện như nôn, đau bụng, hô hấp khó, vã mồ hôi…
  • Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc sử dụng lu lu đực làm thực phẩm là điều hoàn toàn có thể. Chỉ cần luộc qua nước nhiều lần, ăn những quả chín, lượng vừa phải là được.
  • Trên thực tế, vào thế kỉ 15, để vượt qua nạn đói, người dân Trung Quốc đã ăn lu lu đực như một loại rau để cầm cự tính mạng.
  • Tại Ấn Độ, những quả lu lu chín mọng cũng trở thành món ăn quen thuộc của người dân.
  • Ở nước ta, khi đi du lịch ở Tây Bắc, bạn sẽ được thưởng thức rau lu lu đực xào chung với tỏi, ăn chung với cơm trắng rất thơm ngon, lạ miệng.

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây lu lu

Cây lu lu có tác dụng gì? Chữa chứng viêm họng, viêm phế quản

  • Chuẩn bị: 4g cam thảo, 30g lu lu, 10g cát cánh
  • Thực hiện: rửa sạch dược liệu, ngâm với ít muối trong 2-3 phút. Chuẩn bị ấm, cho dược liệu vào sắc lấy nước. Ngày uống 1 lần, thực hiện 2-3 ngày sẽ giúp cải thiện chứng viêm họng.

Cây lu lu có tác dụng gì? Giúp lợi tiểu, chữa phù thũng gan to

  • Chuẩn bị: 20g rau mùi, 40g lu lu đực, 20g mộc thông
  • Thực hiện: rửa sạch dược liệu, đem sắc lấy nước để uống. Hoặc có thể dùng toàn cây lu lu rửa sạch, giã lấy nước uống trong ngày.

Cây lu lu có tác dụng gì? Giúp hạ sốt, giảm nhiệt

  • Chuẩn bị: 2g tiêu đen, 100g rễ lu lu đực, 100g rễ ké hoa vàng
  • Thực hiện: đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 3-4g, ngày dùng 1-2 lần sẽ có tác dụng giảm nhiệt, hạ sốt.

Cây lu lu có tác dụng gì? Chữa bệnh vảy nến, lở loét

  • Chuẩn bị: lá hoặc ngọn non cây lu lu đực
  • Thực hiện: rửa sạch dược liệu, ép lấy nước hoặc giã nát rồi vắt lấy nước bôi lên vùng da bị tổn thương. Hoặc dùng toàn cây làm thành cao mềm, bôi lên vết thương.

Cây lu lu có tác dụng gì? Trị viêm bàng quang

  • Chuẩn bị: 60g rễ cây lu lu đực, 60g xương đầu heo
  • Thực hiện: đem tất cả rửa sạch, cho vào nồi có sẵn 1 lít nước, nấu với lửa nhỏ trong vòng 15-20 phút hoặc đến khi còn khoảng 500ml là đạt, ngày uống 2 lần, mỗi lần 250ml.

Cây lu lu có tác dụng gì? Chữa viêm khí quản mãn tính ở người già

  • Chuẩn bị: 3g cam thảo, 30g cây lu lu đực, 9g cát cánh
  • Thực hiện: rửa sạch tất cả dược liệu rồi cho vào ấm sắc với 500ml nước sạch. Sắc trong vòng 20 phút còn khoảng 300ml là đạt. Mỗi lần uống 150ml ngày uống 2 lần. Dùng 10 ngày thì ngừng thuốc 1 tuần, kiên trì thực hiện sẽ giúp bệnh tình được cải thiện.

Chữa chứng huyết trắng ở phụ nữ

  • Chuẩn bị: 30g quáng chúng, 30g cây lu lu đực, 30g hoa mào gà trắng
  • Thực hiện: rửa sạch dược liệu sau đó đem sắc với 600ml nước cho đến khi còn khoảng 220ml nước, sắc 3 lần. Đem nước thuốc vừa sắc nấu với 200g thịt heo, ăn trong ngày, kiên trì thực hiện 10-15 ngày.

Những bài thuốc trên là kinh nghiệm dân gian, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phân biệt cây tầm bóp và cây lu lu

Vì có nhiều điểm tương đồng nên cây lu lu hay bị nhầm lẫn với cây tầm bóp và ngược lại. Sau đây là cách đơn giản giúp bạn phân biệt hai loại cây này:

  • Chiều cao: cây tầm bóp cao 50-90cm còn lu lu đực cao 50-70cm.
  • Thân cây: thân cây tầm bóp to hơn, mập hơn so với cây lu lu.
  • Lá cây: lá tầm bóp chỉ dài 3-4cm nhưng lá lu lu lại dài 3-7cm.
  • Quả: quả tầm bóp nằm ẩn trong lớp màng bao nhìn giống cái lồng đèn, quả lu lu màu đen hình cầu và không có màng bao bọc.
  • Vị: cây tầm bóp có vị đắng mạnh hơi gắt còn lu lu cũng có vị đắng nhưng hậu ngọt hơn.
  • Độc tính: cây tầm bóp không mang độc tố, toàn cây lu lu có độc, cần nấu chín để giảm bớt độc tố mới sử dụng được.

Lưu ý khi sử dụng cây lu lu đực

  • Toàn cây lu lu đực có độc vậy nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng, đặc biệt cần lưu ý những điều sau đây:
  • Tuyệt đối không ăn quả lu lu khi chúng còn sống (quả màu xanh) vì khi đó hàm lượng độc chất trong quả cao, có thể gây ngộ độc.
  • Khi sử dụng lu lu cần gia nhiệt hoặc nấu chín để loại bỏ bớt chất độc.
  • Không nên dùng một lượng lớn cây lu lu trong ngày, rất dễ gây ngộ độc.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em không nên dùng

Cây lu lu tuy được xếp vào nhóm độc bảng C nhưng nếu sử dụng đúng cách và tuân thủ liều lượng thì sẽ cho tác dụng tuyệt vời trong y học và ẩm thực. Tin rằng thông tin cây lu lu có tác dụng gì, có ăn được không…đã giúp quý đọc giả có cái nhìn chi tiết hơn về dược liệu này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *