Cây canh châu thường được biết đến là loại cây cảnh khá quen thuộc, tuy nhiên ít ai biết cây canh châu còn dùng để chữa bệnh thủy đậu, mụn nhọt, sởi, ghẻ nước… Bài viết dưới đây Globalco sẽ giới thiệu cây canh châu là cây gì, cây canh châu có tác dụng gì, hãy cùng theo dõi nhé!

Cây canh châu là cây gì?

Cây canh châu hay còn gọi là kim châu, trân châu, chanh châu, tước mai đằng, sơn minh trà, có tên khoa học Sageretia Theezans thuộc họ táo ta Rhamnaceae.

Hình ảnh cây canh châu

Cây canh châu có tác dụng gì
Cây canh châu có tác dụng gì

Đây là một loại cây bụi dáng nhỏ nhắn nên khá được lòng những ai thích chơi cây cảnh vì dễ tỉa tót, uốn nắn cho ra hình dáng sinh động đẹp mắt.

Cành của cây non màu xám nhạt bề mặt có lớp lông tơ bao phủ, khi về già cành trở nên nhẵn hơn và chuyển sang màu nâu xám có nhiều gai biến đổi từ cành nhỏ.

Lá canh châu dai và cứng, mọc theo kiểu so le, dưới cành thì mọc rời nhau, hình dáng tương tự hình bầu dục hoặc hình trái xoan, dài 2-9 cm, rộng 0,8-4,5 cm. Gốc lá hơi tròn, đầu tù hơi nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên của lá có màu xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt làm nổi rõ phần gân lá.

Ngọn hoặc kẽ lá là nơi chúng ta có thể dễ dàng phát hiện cụm hoa canh châu. Cụm hoa thường mọc thành bông màu trắng rồi vươn ra đầu cành. Hoa họp 1-4 lá đài màu trắng hoặc màu xanh lục, đài hoa hình chén có lông mịn, lá bắc trông giống hình tam giác.

Quả canh châu hình cầu nhỏ màu tím nhạt, khi chín thì chuyển sang màu đen, bên trong phần thịt quả có màu tím đen chứa hạt nhẵn bóng màu xám sáng.

Cây canh châu mọc ở đâu?

Cây canh châu thường mọc ở nơi có đất nâu hay cát ẩm ướt, có khi mọc dọc theo bờ suối, ven rừng hoặc mọc xen lẫn với một số cây bụi hay cỏ dại ven đường.

Khu vực phân bố của cây canh châu chủ yếu ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan…

Bộ phận dùng và thu hái

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây canh châu là cành, lá và rễ cây.

Thời gian thu hái cành và lá thường là vào mùa xuân khi khí hậu ấm áp, còn phần rễ thường là vào mùa đông khi tiết trời se lạnh đến lạnh.

Chế biến và bảo quản

Cành, lá và rễ sau khi thu hái thì đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất cát sau đó có thể phơi nắng hoặc sấy khô.

Sau khi dược liệu đã khô hẳn cần cho vào túi ni lông hoặc hộp đậy kín tránh để côn trùng mối mọt làm hư hỏng. Bảo quản ở nơi thoáng mát không để dược liệu tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời hoặc ở những nơi quá ẩm ướt.

Thành phần hóa học – Cây canh châu có tác dụng gì?

Trước kia, cây canh châu chỉ được sử dụng trong đông y, hiện tại bởi vì những lợi ích tuyệt vời liên quan đến sức khỏe mà y học hiện đại đã bắt đầu nghiên cứu, phân tích các thành phần hóa học có trong dược liệu gồm có:

  • Friedelin
  • Taraxasterol
  • Daucosterol (cũng được tìm thấy trong dược liệu khương hoạt, bán hạ)
  • Acid glucosyringic
  • Acid syringic (cũng được tìm thấy trong lá chùm ngây)

Cây canh châu có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền cây canh châu có vị đắng hậu hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc gan, thanh nhiệt, lương huyết.

Từ ngàn xưa, hai vị thầy thuốc nổi tiếng của nước ta là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã dùng canh châu làm dược liệu chữa bệnh.

Tuệ Tĩnh dùng canh châu với tên gọi khác là xích chu giã nhuyễn để đắp lên vết thương, còn Hải Thượng Lãn Ông dùng canh châu để chữa ban sởi, mặt sưng, tắc tia sữa, vết thương lở loét, bong gân, trật khớp.

Ở một số vùng nông thôn, người dân còn lấy lá canh châu nấu với lá vối lấy nước uống thay trà hoặc giã nát đắp lên vết thương, mụn nhọt.

Quả canh châu có vị chua chua ngọt ngọt có thể ăn như một loại trái cây bình thường.

7 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ dược liệu canh châu

Chữa mặt sưng, ban da ở trẻ em – Cây canh châu có tác dụng gì?

Cần chuẩn bị các dược liệu như cành và lá canh châu 20g, tầm gửi 15g, sắn dây 10g, cam thảo dây 10g, hương nhu 10g, hoắc hương 10g.

Đem tất cả dược liệu rửa với nước sạch, để ráo rồi cho vào ấm sắc với 400ml nước lọc trong vòng 10-15 phút đến khi còn khoảng 200ml là đạt. Chia ra làm 2 lần uống hết trong ngày, kiên trì dùng trong 10 ngày sẽ thấy bệnh tình được cải thiện.

Để hiệu quả nhanh chóng có thể dùng lá canh châu nấu lấy nước tắm mỗi ngày.

Chữa bệnh sởi chậm mọc – Cây canh châu có tác dụng gì?

Chuẩn bị 20-25g rễ canh châu đem đi thái mỏng rồi sắc với 500ml nước cho đến khi còn lại khoảng 250-300 ml là đạt. Chia đều thành 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày.

Chữa chứng lở loét, mụn nhọt – Cây canh châu có tác dụng gì?

Bài thuốc cần có 24g canh châu, hạ khô thảo, rễ cỏ xước, bồ công anh mỗi vị 20g, 10g lá đơn đỏ. Rửa sạch tất cả dược liệu trên sau đó sắc với 800ml nước lọc trong vòng 15-20 phút khi còn lại 200-250ml là hoàn thành. Chia đều hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày, thực hiện liên tục 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Làm lành vết thương nhỏ lâu ngày chưa liền miệng

Rửa sạch dược liệu 5g canh châu, 5g lá đuôi tôm, 1 nụ đinh hương rồi đem giã nát sau đó đắp trực tiếp lên vết thương. Kiên trì thực hiện cho đến khi vết thương liền miệng thì ngừng.

Phòng ngừa bệnh sởi và giải khát

Cách thực hiện đơn giản, dùng một nắm lá canh châu và một nắm lá vối nấu lấy nước uống thay trà mỗi ngày.

Trị bệnh ghẻ nước

Rửa sạch một nắm cành lá canh châu rồi đem nấu với 500ml nước, để sôi trong 5-10 phút rồi để nguội sau đó tiến hành ngâm rửa vùng da bị ghẻ. Cần kiên trì thực hiện sẽ thấy bớt ngứa và dần hồi phục.

Trị bệnh lên canh châu ở trẻ nhỏ

Đem 12-15g canh châu rửa sạch rồi cho vào nồi có sẵn 300-400ml nước lọc, sắc trong khoảng 5-10 phút hoặc còn khoảng 200ml là đạt. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau rồi uống hết trong ngày. Thực hiện bài thuốc trong vòng 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, khi trẻ đã khỏi bệnh thì không dùng nữa.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu canh châu

Bênh cạnh những công dụng có lợi cho sức khỏe thì chúng ta cần thận trọng khi sử dụng dược liệu để tránh những tác dụng không muốn. Cần lưu ý những điều sau:

  • Liều lượng khuyến cáo cho dạng thuốc sắc là 10-25g/ngày, dùng đắp trực tiếp lên vết thương không có quy định về liều lượng cụ thể.
  • Những bài thuốc có dược liệu canh châu không áp dụng cho người đang mắc đại tiện lỏng và người có tỳ vị hư hàn.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú không nên sử dụng cây canh châu.
  • Không dùng thuốc từ cây canh châu cùng lúc với dược liệu khác hoặc bất kì loại tân dược nào.
  • Hãy đảm bảo rằng việc bạn sử dụng canh châu làm thuốc chữa bệnh đã được sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Thông qua bài viết, cây canh châu là cây gì, cây canh châu có tác dụng gì, những bài thuốc từ canh châu…đã được giới thiệu chi tiết. Hy vọng từ những thông tin trên, bạn đọc đã có cái nhìn rõ nét và biết cách sử dụng dược liệu canh châu một cách hợp lí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *