Cát cánh có tác dụng gì? Cát cánh là gì? đang là câu hỏi của rất nhiều người tìm hiểu về đông y .Trong bài viết này Globalco sẽ giúp quý vị hiểu thêm về dược liệu này cùng 11 bài thuốc từ cát cánh
Pháp danh khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.
Thuộc họ: Campanulaceae
Đặc điểm tự nhiên
- Cát cánh là loại cỏ nhỏ sống lâu năm. Chiều cao thân khoảng 60cm-90cm.
- Lá hầu như không có cuống, các lá phía dưới mọc đối hoặc có 3 – 4 vòng lá. Lá hình trứng, mép có răng cưa lớn. Các lá phía trên nhỏ, đôi khi mọc xen kẽ, dài 3-6cm và rộng 1-2,5cm.
- Hoa đơn độc hoặc chùm thưa thớt. Đài hoa màu xanh, hình chuông, dài 1cm, mép có 5 răng; tràng hoa có hình chuông, màu xanh tím hoặc trắng, đường kính khoảng 3-5cm.
- Quả hình trứng
Phân bố, thu hái
Cây được du nhập vào nước ta. Trồng bằng hạt. Cây mọc hoang dã và được trồng ở Trung Quốc. Rễ thường được lấy từ những cây đã sống được 4 – 5 năm.
Thu hái vào mùa thu, mùa đông hoặc mùa xuân. Mùa thu và mùa đông tốt hơn. Sau khi hái về rửa sạch, cạo sạch lớp vỏ ngoài và phơi khô
Thành phần hoá học
- Trong rễ có khoảng 2% kikyosaponin C29H48O11, đây là saponin vô định hình. Kikyosaponin được thêm axit và đun sôi để thu được kikyosapogenIn C23H38O5, phân tử galactose, sterol thực vật C27H46O và inulin.
- Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lá, hoa, thân và cành đều chứa saponin. Saponin phá huyết mạnh hơn saponin trong rễ, và tác dụng phá huyết này của kikyosapogenin gấp hai lần sapogenin của viễn chí (pháp danh Polygala senega).
Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền
- Vị đắng, tính ôn.
- Quy kinh: kinh Phế.
Theo GS.Đỗ Tất Lợi ngoài tiêu đờm tanh còn là dược liệu chữa ho. Tuyên phế khí, trừ phong hàn, trị ho, tiêu đờm. Chữa ho, đau họng, tức ngực, ho ra máu
Theo y học hiện đại
Hoạt động hệ hô hấp
Theo GS Đỗ Tất Lợi, thảo dược này có tác dụng long đờm do tác dụng của saponin. Khi dùng đường uống, nó sẽ kích thích thành trong của họng và dạ dày, từ đó làm tăng tiết chất nhầy ở đường hô hấp, làm cho đờm loãng và dễ chảy ra ngoài.
Hoạt động huyết học
Pha loãng 1 / 10.000 vẫn có hiện tượng cầm máu do tác dụng của Saponin. Tác dụng cầm máu này gấp đôi so với Viễn chí
Hoạt động chống oxy hóa
Saponin trong thảo dược Cát cánh có thể làm tăng đáng kể hoạt động của các enzym chống oxy hóa và làm giảm nồng độ các gốc tự do trong mô phổi quá các thí nghiệm trên chuột bị viêm phế quản mãn tính do hút thuốc lâu dài.
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng Cát cánh có khả năng chống lại bệnh tiểu đường. Chiết cồn cây Cát cánh có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng cường tác dụng hạ đường huyết của insulin ngoại sinh, mà không kích thích tiết insulin, và tăng độ nhạy cảm với insulin trong thí nghiệm ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
Hoạt động chống viêm và kháng nấm
Nghiên cứu từ Jang và các cộng sự đã cho thấy tác dụng chống viêm của saponin trên Cát cánh ở trên chuột. Chiết xuất từ Cát cánh ức chế đáng kể việc sản xuất quá mức các yếu tố gây viêm NO, PGE2 và các cytokine tiền viêm (bao gồm interleukin 1 β (IL-1 β) và TNF-α) mà không có bất kỳ tác dụng độc tính tế bào.
Chất saponin làm giảm sự kết dính của nấm Candida albicans với tế bào biểu mô niêm mạc miệng.
Hoạt động bảo vệ gan
Saponin trong Cát cánh có tác dụng điều trị trên nhiều mô hình tổn thương gan do rượu và thuốc gây ra, đồng thời có thể ngăn chặn hoạt động của rượu qua trung gian CYP2E1 và loại bỏ các gốc tự do trong tổn thương gan do rượu gây nên
Hoạt động chống khối u
Nhiều loại ung thư có nguyên nhân từ sự rối loạn của chu trình “chết tế bào”-apoptosis, khiến các tế bào ung thư trở nên “bất tử” và bất thường.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng Cát cánh có tác dụng ức chế đáng kể sự tăng sinh của A549 (phổi), SK-OV-3 (buồng trứng), SK-MEL-2 (khối u) và XF498 (khối u ác tính hệ thần kinh trung ương) và HCT- 15. Platycodon D có thể hỗ trợ quá trình apoptosis theo chu trình “chết tế bào” của nhiều loại tế bào ung thư nói trên.
Các polysaccharid có thể ức chế đáng kể sự phát triển của khối u ung thư cổ tử cung U14 ở chuột. Polysaccharid có thể có tác dụng chống khối u bằng cách điều chỉnh sự biểu hiện của các gen liên quan đến việc thúc đẩy quá trình apoptosis của tế bào khối u.
11 Bài thuốc từ Cát Cánh
Bài thuốc 1: Chữa ho nhiều đàm đặc:
- 10g Tỳ bà diệp
- 10g Tang diệp
- 6g Cát cánh
- 3g Cam thảo
Sắc thuốc lấy nước uống, trị đàm đặc
Bài thuốc 2: Chữa ho đàm lỏng
- 10g Hạnh nhân
- 10g Tử tô
- 6g Cát cánh
- 3g Bạc hà
Sắc thuốc lấy nước uống từ 3-5 ngày cho đến khi hết hẳn
Bài thuốc 3: Chữa viêm amidale:
- 6g Cát cánh
- 3g Cam thảo
Hoặc dùng
- 6g Cát cánh
- 10g Kim ngân hoa
- 10g Liên kiều
- 3g Sinh Cam thảo
Sắc thuốc lấy nước ngậm nuốt dần
Bài thuốc 4: Trị cam răng miệng hôi:
- Cát cánh
- Hồi hương
Lấy lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ thành bột, bôi lên vùng nướu răng để tránh hôi miệng
Bài thuốc 5-9: Tiêu đờm, chữa ho
Bài 5:
- 12g tỳ bà diệp
- 12g lá dâu
- 8g cát cánh
- 4g cam thảo
Sắc thuốc lấy nước uống từ 3-5 ngày
Bài 6:
- 8g cát cánh
- 12g hạnh nhân
- 12g tía tô
- 4g bạc hà
Sắc thuốc lấy nước uống từ 3-5 ngày
Bài 7:
- 6g cát cánh
- 6g trần bì
- 6g bán hạ chế
- 6g mạch môn sao
- 6g ngưu tất
- 6g ngũ vị tử
- 6g tiền hồ
- 6g ma hoàng
Sắc thuốc lấy nước uống từ 3-5 ngày
Bài 8:
- 8g cát cánh
- 4g cam thảo
Sắc thuốc lấy nước uống hoặc tán nhuyễn thành bột để uống.
Bài 9:
- 8g cát cánh
- 12g kim ngân hoa
- 12g liên kiều
- 4g cam thảo sống
Sắc thuốc lấy nước uống, chữa cả amidale
Bài thuốc 10-11: Trị viêm phổi, đau tức ngực
Bài 10:
- 4g cát cánh
- 4g cam thảo sống
- 8g rau diếp cá
- 8g bối mẫu
- 12g dây kim ngân
- 20g nhân ý dĩ
- 24g nhân hạt bí trắng
- 63g rễ cỏ tranh
Sắc thuốc lấy nước uống
Bài 11:
- 5g mộc hương
- 10g cát cánh
- 10g trần bì
- 10g hương phụ
- 15g đương quy
Sắc thuốc lấy nước uống, trị đau tức ngực
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về Cát cánh. Hy vọng những thông tin về Cát cánh có tác dụng gì? 11 bài thuốc từ Cát cánh này sẽ giúp các bạn áp dụng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.