Bạch truật có tác dụng gì? Bạch truật là cây thuốc gì? dược liệu Bạch truật là một vị thuốc đông y thường được dùng trong nhiều loại thuốc để cải thiện tiêu hóa và sắc đẹp. Bạch Truật đã được sử dụng hàng ngàn năm, và cho đến nay nhiều công dụng mới của Bạch Truật đã được khai phá. Bạch truật cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm chức năng, được yêu cầu nhiều trong gia công TPCN. Cùng tìm hiểu với Globalco về vị thuốc này nhé.

Bạch truật có tác dụng gì? hình ảnh cây bạch truật
Bạch truật có tác dụng gì? hình ảnh cây bạch truật

1. Bạch truật là cây gì?

Pháp danh khoa học – Atractylodes macrocephala Koidz.

Nó là một vị thuốc thân thảo, lâu năm được sử dụng trong y học ở nhiều nước, đặc biệt là trong y học cổ truyền Đông Á.
Bạch Truật thơm, có màu trắng ngà. Vị đắng ngọt nhẹ, hơi cay. Có 2 loại Bạch truật:

  • Vân đầu truật: rễ to tròn đầy đặn, có tinh dầu
  • Cẩu đầu truật: rễ ốm, khô, màu trắng, dược tính mạnh được dùng phổ biến

a. Đặc điểm

Bạch truật là cây gì? Dược liệu Bạch truật có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó bắt đầu được đem về và trồng nhiều ở Việt Nam. Nó trồng rộng rãi ở cả vùng núi, cao nguyên và vùng đồng bằng.

  • Thân cây: Lớn với chiều cao từ 30-80 cm
  • Rễ: dài và ăn sâu dưới đất
  • Lá: dài, hẹp có răng
  • Cây nhiều cành
  • Hoa tím, nhuỵ hình chỉ mọc dài
  • Phần gỗ bên trong màu trắng, có mùi thơm.

b. Thành phần hoá học

Theo ghi chép của đông y cổ truyền, dược liệu bạch truật có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ.

Trong thành phần của Bạch truật có

  • 1,4% tinh dầu
  • vitamin A,
  • atractylodes,
  • atractylol,
  • Eudesmol,
  • humulene,
  • sesquiterpenes,
  • triterpenes,
  • polyacetylene,
  • coumarin,
  • phenylpropane,
  • Flavonoids,
  • steroids,
  • benzoquinones,
  • polysaccharides. ..

Thu hái và chế biến

Bộ phận làm thuốc: Thân rễ của cây thuốc thường được dùng để làm thuốc. Chọn những thân rễ có phần thịt màu trắng ngà, săn chắc, tinh dầu nhẹ

Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch tốt nhất từ ​​cuối tháng 10 đến tháng 11. Khi đó, lá trên ngọn cây cứng và dễ gãy, thân cây chuyển từ xanh sang vàng hoặc nâu. Các chồi mới sẽ mọc lên, và khi thu hoạch quá nhiều sẽ làm giảm nhiều chất dinh dưỡng của củ. Xin lưu ý rằng việc thu hoạch sẽ dễ dàng hơn vào những ngày nắng ráo, khô ráo.

Bạch truật có tác dụng gì? hình ảnh cây bạch truật
Bạch truật có tác dụng gì? hình ảnh cây bạch truật

Bạch truật có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng đối với đường ruột: Thí nghiệm trên thỏ cho thấy nước sắc thuốc bắc từ Bạch Truật có tác dụng ức chế đường ruột ở trạng thái hưng phấn, có tác dụng kích thích đường ruột ở trạng thái bị ức chế. Từ đó cho thấy, Bạch truật có khả năng trị tiêu chảy, táo bón.
  • Tác dụng lợi tiểu: Vị thuốc này có tác dụng tăng khả năng bài tiết natri và ức chế sự hấp thu nước của thận.
  • Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Thực nghiệm cho thấy dịch chiết và nước sắc từ bạch truật có tác dụng giãn mạch và chống đông máu.
  • Tác dụng bảo vệ gan: Dược liệu này có tác dụng bảo vệ tế bào gan và ngăn chặn quá trình giảm glycogen trong gan.
  • Tác dụng khác: Thực nghiệm trên chuột cho thấy nước sắc bạch truật có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng trọng lượng, tăng lượng bạch cầu. Ngoài ra, Bạch Truật còn có tác dụng kích thích tá tràng tổng hợp protein.
  • Thuốc sắc từ Bạch Truật còn có tác dụng hạ đường huyết, chống viêm (đặc biệt là ở khớp), chống tổn thương gan, chống viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Một số nghiên cứu cho thấy loại thuốc này có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
  • Bạch Truật có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch vị của dạ dày từ đó làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

Theo y học cổ truyền

  • Công dụng: ích khí, an thai, khu phong trừ thấp, táo thấp, chống mồ hôi trộm, thanh nhiệt …
  • Chủ trị: đâu đầu, đau nhức, phù thũng, vàng da do viêm gan, bệnh phong hàn, suy nhược cơ thể, tiểu tiện không thông, tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, táo bón, động thai, đái tháo đường.

10 bài thuốc từ bạch truật

Dưới đây là những vị thuốc bắc bạch truật trong các tài liệu lưu truyền trong dân gian

Bài thuốc 1: Chữa viêm dạ dày

  • 6 gr bạch truật
  • 6 gr toan táo nhân
  • 5gr cam thảo
  • 4gr trần bì
  • 4gr hậu phác
  • 3gr gừng

Rửa sạch để ráo toàn bộ dược liệu, sắc thuốc cùng 500ml nước cô cạn còn 1/2 rồi dùng từ 1-2 lần/ ngày.

Bài thuốc 2: Chữa khó tiêu, đau dạ dày

  • 12gr bạch truật
  • 6gr chỉ thực

Sắc thuốc dùng mỗi ngày 1 lần

Bài thuốc 3: Chữa tiêu chảy, kiết lỵ

  • 5kg bạch truật.

Thái nguyên liệu thành từng miếng mỏng, đun cô cạn 1/2 ấm. Rồi lấy 1/2 lượng nước đun tiếp với nấm trắng và mật ong thành hỗn hợp cao sệt. Dùng 2 chén nước này mỗi ngày

Bài thuốc 4: Chữa chứng bụng do tỳ hư, tỳ khí

  • 80gr bạch truật
  • 160gr quất bì.

Cách bào chế: Nghiền hỗn hợp trên thành bột mịn, sau đó tẩm quất bì và bạch truật với rượu, vo thành viên nhỏ, dùng trước bữa ăn trưa và tối

Bài thuốc 5: Chữa chứng lạnh trong kỳ mang thai

  • 40gr bạch truật
  • 40g trạch tả
  • 20gr gừng sống

Sắc thuốc đến khi nước trong nồi cô cạn còn 1/2 thì dùng uống

Bài thuốc 6: Chữa táo bón

  • 60gr bạch truật
  • 30g sinh địa
  • 3gr thăng ma

Mỗi ngày sắc 1 thang uống, liên tục trong 3-4 tháng

Bạch truật có tác dụng gì? 10 bài thuốc từ bạch truật
Bạch truật có tác dụng gì? 10 bài thuốc từ bạch truật

Bài thuốc 7: Chữa sởi, bệnh ngoài da, bệnh phong thấp

  • Bạch truật.

Cách làm: nghiền nhỏ các dược liệu, mỗi lần uống một ít rượu với thìa nhỏ, ngày 2 lần.

Bài thuốc 8-9: An thai với bài thuốc Bạch Truật

Bài thuốc 8:

  • 15gr hoàng kỳ
  • 10gr bạch truật
  • 10gr thục địa
  • 8gr đương quy
  • 6gr thược dược
  • 5gr nhân sâm
  • 5gr nhu mễ
  • 5gr tục đoạn
  • 5gr hoàng cầm
  • 4gr xuyên khung
  • 4gr chích thảo
  • 4gr sa nhân

Sắc thuốc uống hàng ngày

Bài thuốc 9:

  • 32gr bạch truật
  • 64gr bạch thược
  • 64gr đương quy
  • 64gr hoàng cầm
  • 64gr xuyên khung.

Phương pháp bào chế: phơi khô dược liệu nghiền thành bột, mỗi ngày uống khoảng 10gr, tẩm hoặc rắc vào rượu khi dùng.

Bài thuốc 10: Bạch truật làm trắng da

  • 1kg bạch truật
  • 2kg nghệ đen
  • 4 lít rượu gạo 30 độ.
  • Cách làm: tán nhuyễn hỗn hợp trên với một ít rượu, sau đó cho vào bình thủy tinh ngâm với phần rượu còn lại. Sau khi ngâm gần 3 tháng là có thể dùng được, thoa lên mặt buổi tối và sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra cũng có những ý kiến cho rằng bạch truật ngâm giấm trị tàn nhang. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm dân gian ta.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng bạch truật

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn đọc có thể sử dụng loại thuốc này hiệu quả hơn và tránh những ảnh hưởng không đáng có.

  • Nếu không thể tự sơ chế và phơi khô củ mài, bạn có thể mua ở các hiệu thuốc đông y, nhà thuốc uy tín, chất lượng bên ngoài. Tìm hiểu kỹ địa chỉ sản xuất, thời gian và mục đích sử dụng.
  • Dược liệu này có thể làm trắng da và trị nám, nhưng không thể trị mụn nhọt, mụn trứng cá.
  • Không sử dụng thuốc này cho những người bị hen suyễn.
  • Bạch Truật dễ lên mốc nên khi sử dụng cần kiểm tra thường xuyên và phơi khô cẩn thận.
  • Không sử dụng thuốc này trong thời gian quá dài. Trong trường hợp bệnh không tiến triển, cần xem xét thay đổi phương pháp điều trị.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc có thể biết thêm nhiều kiến ​​thức bổ ích về cách dùng cây thuốc Bạch truật. Để biết thêm về liều lượng và cách sử dụng hiệu quả nhất, bạn đọc có thể tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia trước khi tiến hành điều trị.

Kết luận

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về Bạch truật. Hy vọng những thông tin về Bạch truật có tác dụng gì? 10 bài thuốc từ Bạch Truật này sẽ giúp các bạn áp dụng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Công ty TNHH Dược Phẩm Globalco
Liên hệ 0868286505
Trụ sở: 360c Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, TPHCM
Nhà máy sản xuất: 343 ấp Long Thanh, Khu công nghiệp Cầu Tràm, Xã Long Trạch, Huyện Cần Đước, Long An.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *