Bạch cập có tác dụng gì? Bạch cập là gì? những câu hỏi này sẽ được Globalco giải đáp trong bài viết này. Vị thuốc Bạch cập (liên cập thảo) là một vị thuốc quý trong Đông y, là cây cỏ địa sinh lâu năm. Bộ phận làm thuốc duy nhất là củ (thân rễ), công dụng chính là chữa chảy máu cam, chữa viêm loét dạ dày, nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da …

Bạch cập có tác dụng gì? Bài thuốc Bạch cập chữa loét dạ dày
Bạch cập có tác dụng gì? Bài thuốc Bạch cập chữa loét dạ dày
  • Tên khác: Bạch căn, Bạch cấp, Cam căn, Hát tất đa, Liên cập thảo, Nhược lan lan hoa, Trúc túc giao, Tuyết như lai, Từ lan, Tử lan căn, Tử tuệ căn, Võng lạt đa
  • Pháp danh khoa học: Bạch cập có tên là Bletia hyacinthine R.Br.ex Ait
  • Thuộc Họ: Lan Orchidaceae
  • Tính vị: Vị đắng, tính bình.
  • Quy kinh: Vào kinh Phế.
  • Công năng: Bổ phế, chỉ huyết, sinh huyết, khử độc, sát trùng, sinh cơ.
  • Chủ trị:Là chất cầm máu trị chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu và các bệnh lý khác. Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở loét, nứt nẻ da
  • Liều dùng: Nó thường được kết hợp với đơn thuốc chữa bệnh phổi và ho ra máu. Mỗi ngày 2-6g, dạng thuốc sắc hoặc bột rắc lên vết bỏng.

Mô tả dược liệu

Bạch cập là cây thảo mọc hoang sống lâu năm, mọc ở nơi đất ẩm, khí hậu mát,có củ (thân rễ). Lá mọc từ rễ, khoảng 3-5 chiếc hình mác, lá dài 18-40cm, rộng 2,5-5cm, mặt trên có nhiều nếp nhăn dọc. Vào đầu mùa hè, trên cành có đầy hoa màu đỏ tía rất đẹp và quả có hình thoi.

Thân rễ hình cầu, hơi dẹt không đều, có ngạnh dạng móng, dài khoảng từ 1,5-5 cm và dày từ 0,5-1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng ngà hoặc trắng nhạt, trên đó có nhiều vòng đồng tâm, có nốt sần màu nâu tượng trưng cho sẹo của rễ, sẹo của thân nổi lên, ở mặt dưới có dấu vết của các củ khác nối với nhau. Lát cắt hơi trắng như sừng. Thân rễ không mùi, vị đắng, dẻo và dính.

Phân bố

Bạch cập mọc hoang ở nước ta ở các vùng như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai…

Thu hoạch, sơ chế

Thu hoạch vào mùa hè và mùa thu. Đào lấy thân rễ, bỏ rễ nhỏ, rửa sạch cát, luộc nước sôi đến khi củ không còn nhân trắng, phơi nắng để cho khô một nửa, cạo bỏ vỏ ngoài rồi tiếp tục đem phơi khô. Sau khi hấp đến khi chín mềm, thái từng miếng tiếp tục phơi khô.

Thành phần hóa học của củ bạch cập

  • Bletilla manna gồm Glucose và Mannose.
  • Tinh dầu.
  • Glycogen
  • 55% Chất nhầy
  • 30,5% là tinh bột.
  • 1,5% Glucose.
  • 14,5% là nước.
Bạch cập có tác dụng gì? Bài thuốc Bạch cập chữa loét dạ dày
Bạch cập có tác dụng gì? Bài thuốc Bạch cập chữa loét dạ dày

Bạch cập có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền 

Bạch cập có vị đắng tính bình, tính bình. Dược liệu có tác dụng bổ phế, tiêu ứ (làm tan cục máu đông), cầm máu, làm lành vết thương.

Bạch cập sử dụng theo kinh nghiệm của người xưa là vị thuốc cầm máu, dùng cho các trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, đi lỵ ra máu, bôi ngoài khi bị mụn nhọt, bỏng. Dùng 4g-12g/ ngày dạng bột hoặc thuốc sắc.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng các hoạt chất chứa trong Bạch cập có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu.

Kháng khuẩn 

Biphenanthren được phân lập có hoạt tính kháng khuẩn chống lại nhiều mầm bệnh thông thường.

Cầm máu

Trị xuất huyết tiêu hóa: theo nghiên cứu khi 70 ca đắp Bạch cập, 68 ca (97,2%) khỏi bệnh, ngày điều trị 4,13 ± 3 ngày. Trong một nghiên cứu khác trên 100 bệnh nhân, 90 trường hợp được chữa khỏi (tỷ lệ khỏi bệnh 90%), và số ngày điều trị là 3,51 ± 1,54 ngày. Trong 1 nghiên cứu ở Trung Quốc đã nghiên cứu 300 bệnh nhân bị chảy máu đường hô hấp trên, và thu được kết quả tốt.

Theo Trung dược học

  • Trong thí nghiệm trên thỏ, thuốc thảo dược có khả năng rút ngắn thời gian đông máu. Nó cũng làm tăng tốc độ lắng máu.
  • Dùng chất nhầy Bạch cập để tiêm vào tĩnh mạch chủ dưới con ếch, trong mạch máu ngoại vi sẽ đông tụ một số lượng lớn hồng cầu tạo thành cục máu đông. Điều này có tác dụng làm kín các mạch máu bị tổn thương mà không gây tắc nghẽn mạch máu chính
  • Kích ứng tại chỗ do thuốc gây ra là tối thiểu. Do đó, cục máu đông do thuốc tạo thành sẽ tự tan trong vòng 5 ngày
  • Trong thí nghiệm trên thỏ, người ta cắt đùi thỏ, sau đó kẹp động mạch chủ và dùng thuốc đắp lên vùng bị thương. Sau đó cầm máu ngay lập tức
  • Khả năng cầm máu của dược liệu có liên quan đến thành phần chất nhầy của nó.

Bạch cập chữa loét dạ dày và hành tá tràng (theo tài liệu Trung Dược Học)

  • Trong một thí nghiệm trên những con chó được gây mê, một lỗ nhân tạo có đường kính khoảng 1 cm đã được đục vào tá tràng và dạ dày của con chó. Sau đó, 9 gam bột được đắp vào vị trí bị thủng. Sau 15 giây, bột dược liệu lấp đầy lỗ thủng, sau 40 giây, dược liệu tạo thành màng trên lỗ thủng. Nhưng khi chó ăn no và lỗ to hơn, kết quả thí nghiệm thì thuốc không có tác dụng.

Chữa viêm dạ dày và ruột

  • Sau khi 69 trường hợp loét xuất huyết được điều trị bằng bột thuốc bột Bạch cập, lượng máu đã được cầm lại. Hiện tượng này xảy ra trung bình trong khoảng 5-6 ngày.
  • Dược liệu Bạch cập chữa được nhiều trường hợp viêm loét, thủng dạ dày, ruột. Trong số 29 ca có 23 ca khỏi, 1 ca phẫu thuật, 4 ca tử vong (3 ca nguy cơ cao, 1 ca sốc xuất huyết trong quá trình điều trị). Nên loại thảo mộc chỉ có thể được sử dụng cho viêm loét dạ dày tá tràng và một số trường hợp nhất định.

Vậy công dụng của chủ trị của bạch cập là gì?

Tác dụng

  • Bổ phổi, hóa đàm
  • Cầm máu
  • Chảy máu cam
  • Chữa vết bỏng, da rạn nứt, nhọc độc
  • Đau mắt đỏ
  • Hàn vết thương
  • Làm tan máu bầm
  • Giảm các mụn nhọt, tiêu sưng
  • Sinh cơ
  • Trị ho máu do lao, thổ huyết

Chủ trị

  • Tay chân bị thương do ngã
  • Nứt nẻ chân tay
  • Ghẻ nước và lở
  • Động kinh, mắt đỏ, co giật
  • Bệnh trĩ, bệnh phong
  • Tổn thương do kim khí và ôn nhiệt
  • Bỏng nước sôi
Bạch cập có tác dụng gì? 8 Bài thuốc với Bạch cập 
Bạch cập có tác dụng gì? 8 Bài thuốc với Bạch cập

8 Bài thuốc với Bạch cập 

Bài thuốc 1: Chữa nôn ra máu, chảy máu ở dạ dày

  • 10-15gr Bạch cập

Tán nhỏ dùng với nước cơm hoặc cháo.

Hoặc có thể dùng mỗi lần:

  • 8gr Bạch cập
  • 4gr Tam thất

Tán nhuyễn thành bột dùng với nước cơm hoặc cháo. 4 – 8g/lần , 2 – 4 lần/ngày

Bài thuốc 2: Chảy máu cam

  • 1-3gr Bạch cập

Dùng để uống 1 – 3gr, lấy thêm Bạch cập tán nhỏ vảy ít nước đắp vào sống mũi.

Bài thuốc 3: Trị bệnh lao

  • 6gr Bạch cập

Tán nhuyễn thành bột uống với nước trong 3 tháng

Bài thuốc 4: Vết thương chảy máu ngoài da

  • 20gr Bạch cập
  • 20gr Thạch cao

Tán nhuyễn thành bột và đắp lên vết thương ngoài da

Bài thuốc 5: Trị ung nhọt

Tán nhuyễn thành bột, đắp lên chỗ bị ung nhọt, sưng đau

Bài thuốc 6: Vết bỏng do lửa

Tán dược liệu thành bột trộn với dầu vừng đắp lên vết thương

Bài thuốc 7: Trị nứt nẻ chân tay

  • 30gr Bạch cập
  • 3gr Băng phiến
  • 50gr đại hoàng

Tán nhuyễn thành bột. Trộn với mật ong bôi vào vùng nứt nẻ 3 lần/ngày.

Bài thuốc 8: Chữa sa dạ con

  • 2gr Bạch cập
  • 2gr Ô đầu

Tán nhuyễn thành bột, bọc trong bông vô trùng, đặt sâu trong âm đạo. Ngày 1 lần, khi thấy nóng thì bỏ ra.

Kết luận

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về Bạch cập. Hy vọng những thông tin về Bạch cập có tác dụng gì? 8 bài thuốc từ Bạch cập này sẽ giúp các bạn áp dụng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Công ty TNHH Dược Phẩm Globalco
Liên hệ 0868286505
Trụ sở: 360c Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, TPHCM
Nhà máy sản xuất: 343 ấp Long Thanh, Khu công nghiệp Cầu Tràm, Xã Long Trạch, Huyện Cần Đước, Long An.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *