Cây bìm bìm có tác dụng gì? cây bìm bìm là cây gì? đây là câu hỏi của nhiều người thắc mắc về loại cây mọc hoang và thấy nhiều ở các vùng quê này. Ít ai biết bìm bìm cũng được xem là vị thuốc để chữa bệnh. Bìm bìm có tác dụng lợi tiểu, chữa tiểu buốt, tiểu đêm, tiểu ra máu… Hãy cùng Globalco – dịch vụ gia công TPCN tìm hiểu về loại dược liệu này nhé!
- Tên khác: Khiên ngưu tử, Bạch sửu, Hắc sửu.
- Pháp danh khoa học: Ipomoea cairica (L) Sweet.
- Thuộc họ: Bìm bìm (Convolvulacae).
Truyền thuyết về vị thuốc Bìm bìm
Hạt bìm bìm có tên gọi khác là Khiên ngưu tử, có nghĩa là ” cậu bé dắt trâu”. Vậy đằng sau cái tên này có ý nghĩa gì?
Trong tài liệu “Danh y biệt lục” của tác giả Đào Hoằng Cảnh (456 – 536) có viết như sau “Vị thuốc này thường thấy nhiều ở ngoài đồng, có 1 cậu bé đến tạ ơn vị thầy thuốc này nên hay tên như vậy” nhưng cụ thể thì sách này chưa đề cập. Tuyên truyền theo truyền thuyết, có một anh nông dân, đứa con của anh bị bệnh trướng sình bụng, sau đó anh ta đưa con đến vị thầy thuốc này. Sau khi bốc thuốc là loại thuốc lạ tán nhuyễn, đứa con dùng loại thuốc này thì bệnh thuyên giảm hẳn, chẳng mấy chốc khỏi bệnh. Thế là anh nông dân vô cùng vui sướng nên không biết tạ ơn người thầy thuốc này như thế nào.
Hôm sau, cả nhà anh ta dắt con trâu tròn 1 tuổi, để bày to lòng biết ơn vì đã cứu mạng con của anh ta. Khi được hỏi vị thuốc mà thầy dùng là vị thuốc nào, thầy thuốc liền trả lời ” Ta thấy vị thuốc này mọc hoang rất nhiều ở ngoài đồng, nhưng chưa có ai đặt tên, nên ta đành đặt tên là Khiên ngưu tử nghĩa là “cậu bé dắt trâu”. Sau đó vị thầy thuốc này nhất quyết không nhận con trâu và nói anh nông dân dắt con trâu về. Từ đó, cây thuốc bìm bìm còn có tên gọi khác là “Khiên ngưu tử”
Từ “tử” nghĩa là cậu bé, cũng có nghĩa là “hạt giống”. Như vậy Khiên ngưu tử có nghĩa là “cậu bé dắt trâu” hay có thể hiểu là ” hạt giống dắt trâu”
Khiên ngưu tử là tên thường dùng để gọi của hạt bìm bìm đã sấy khô. Hạt của bìm bìm có 2 loại:
- Hạt màu nâu đen gọi là “hắc khiên ngưu tử” hay có tên “hắc sửu”
- Hạt màu vàng nhật gọi là “bạch khiên ngưu tử” hay có tên “bạch sửu”
Màu sắc của hạt không phụ thuộc vào loại cây mà phụ thuộc với màu của hoa bìm bìm, như màu tím thẩm hoăc đỏ tím thì sẽ có hạt màu đen nâu; với hoa màu hồng phớt hoặc màu trắng sẽ cho ra hạt màu trắng. Theo nhiều tài liệu y học cổ truyền thì “Hắc khiên ngưu tử” có tác dụng tốt hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên trên chứng minh lâm sàng thì dược chất của 2 loại này như nhau.
Mô tả dược liệu
Đặc điểm thực vật
- Thân bìm bìm: Là loại cây leo có thân mảnh, có từng điểm lông hình sao.
- Lá hình tim, 3 thùy, mặt trên nhẵn màu xanh lục, mặt dưới có lông, cuống dài, mỏng, nhẵn.
- Hoa bìm bìm có màu xanh tím hoặc hồng tím, to, mọc thành chùm xim, mỗi chùm có từ 1 đến 3 bông.
- Quả bìm bìm có dạng hình cầu nhẵn và được chia thành 3 ngăn.
- Hạt có màu đen hoặc trắng, tùy thuộc vào loại.
Phân biệt cây bìm bịp với cây hoàn ngọc:
- Hai cây có hình dáng gần giống nhau nhưng cây bìm bìm có thân và lá màu xanh đậm và hoa màu đỏ, còn cây hoàn ngọc bên dưới sẽ có màu đỏ với thân màu tím và hoa màu trắng.
- Về mùi, cây bìm bìm có mùi nồng hơn trong khi cây hoàn ngọc không có mùi
Phân biệt cây bìm bịp với cây dâm bụt:
- Nếu quan sát kỹ, lá dâm bụt to hơn và có chất nhầy, nhưng lá dâm bụt thì không
Bộ phận dùng
Dược liệu bìm bìm sử dụng toàn bộ để dùng tươi hoặc khô. Hoặc có thể dùng hạt bìm bìm dược liệu để làm thuốc.
Thu hái và chế biến
- Lá dùng làm bánh hoặc nấu xôi.
- Thân và lá bìm bìm cũng có thể dùng để nấu canh
- Thân và lá của thảo dược bìm bìm sau khi nhặt, rửa sạch, để ráo, tươi hoặc phơi nắng để làm thuốc.
- Người dân vẫn trồng loại cây này trong nhà để chữa bệnh
Thành phần hóa học
- Chất béo (chiếm khoảng 11%)
- Glucozit phacbitin với tính chất tẩy mạnh.
- Pharbitin gồm Purolic acid, Pharbitic acid. Là Glocosid chứa 2% Chanoclavine, Elymoclavine, Gallic acid, Isopenniclavine, Lysergol, Nilic acid, Penniclavine.
- Ngoài ra còn chứa: cerebrosides, chloroform, flavonoids, glycosides, glycerolipids, …
Cụ thể những thành phần này tác động như thế nào tới quá trình hồ trợ điều trị bệnh ở con người:
- Cerebroside: Tham gia vào việc cải thiện chuyển hóa năng lượng cho cơ thể
- Flavonoid: Đóng vai trò là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ vitamin C từ dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa.
- Glycosides: là hoạt chất có vai trò cải thiện sức khỏe tim mạch và bổ sung năng lượng cho tế bào
- Glycerol: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
- Tanin: là hoạt chất có chức năng khử gốc tự do, bảo vệ tim mạch, chống oxy hóa, chống ung thư.
- Nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như chất béo, chất xơ, canxi, …
Cây bìm bìm có tác dụng gì?
1. Công dụng kháng viêm
Loại cây này từ lâu đã được sử dụng để điều trị vết côn trùng cắn. Ngoài ra, dược liệu bìm bìm còn chữa viêm da dị ứng, tổn thương da do herpes và zona. Dịch chiết từ cồn từ bìm bìm này đã được chứng minh là có tác dụng ức chế được bạch cầu đa nhân trung tính. Giúp sản xuất elastase và superoxide anion. Đây là những men phá hủy các mô bị viêm. Chiết xuất toàn cây này ức chế histamine và serotonin và làm giảm tác dụng của chúng. Những hóa chất này là chất điều hoà của chứng viêm.
2. Công dụng ngăn ngừa ung thư
3. Bìm bìm chống oxy hóa
Chiết xuất bìm bìm có khả năng chống gốc tự do gây ôxy hóa tế bào rất mạnh. Khả năng loại bỏ các gốc tự do của bìm bìm là do trong cây có hàm lượng alcaloid, flavones ,flavonoid.
4. Bìm bìm giúp làm lành vết thương
Trong một nghiên cứu, chiết xuất bìm bìm được phát hiện có tác dụng chữa lành vết thương nhanh hơn ở nướu. Chloroform trong bìm bìm đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa xác định được chính xác dạng nào của chloroform có thể là diglycerid hay stigmasterol.
Bìm bìm chữa bệnh gì? Các bài thuốc của bìm bìm
Bài thuốc 1&2: Bìm bìm trị đau lưng mỏi gối, bong gân, phong thấp
- 80g lá bìm bịp tươi
- 50g lá ngải cứu tươi
- 50g sâm đại hành
Giã nhuyễn hỗn hợp dược liệu trên sao đó sao với lửa nhỏ cùng giấm. Dùng hỗn hợp dược liệu bìm bìm đắp vào khu vực đang bị đau nhức, dùng vải và nẹp cố định lại. Sử dụng dược liệu khi thuốc còn ấm, dùng liên tục từ 5-10 ngày để có hiệu quả tốt.
- 16g thục địa chế
- 16g tang ký sinh
- 12g dây bìm bịp tươi
- 12g dây trâu cổ
- 12g ba kích nhục
- 12g cẩu tích
- 12g đỗ trọng
- 12g kim quy
- 12g đỗ đen rang thơm
- 10g dây tơ hồng
Sắc hỗn hợp dược liệu trên với 1 lít nước đến khi nước trong nồi cô cạn còn 1/4 thì ngưng. Ngày dùng sau bữa ăn 2-3 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ có kết quả tốt.
Bài thuốc 3: chữa phù thũng
Nấu canh lá non bìm bìm với cá diếc, cá quả và ăn hàng ngày cho đến khi đi tiểu nhiều. Nên tránh đồ mặn trong khi sử dụng thuốc.
Bài thuốc 4: Sau sinh bị nặng chân, da bủng, sưng mặt, tiểu ít
- 50g Lá bìm bìm
- 50g lá dâu
- 50g ích mẫu
- 50g bèo cái (không dùng rễ)
- 2 lá sen
- 1 bát đỗ đen
Sao vàng hồn hợp dược liệu trên và sắc cùng 500ml đến khi cô cạn còn 1/4. Ngày dùng 2 lần, sử dụng thuốc khi còn ấm liên tục trong 10-15 ngày sẽ có kết quả tốt. Lưu ý nên kiêng đồ ăn mặn.
Bài thuốc 5: Trị tiểu rắt tiểu buốt
- 50g Lá bìm bìm
- 50g mành cộng
Sắc nước uống hàng ngày để có kết quả tốt
Bài thuốc 6: Chữa mụn nhọt
- 30g lá bìm bìm
Ngoài việc giã nát đắp vào vùng mụn nhọt, chúng ta có thể sắc lấy nước uống.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng dược liệu bìm bìm
Mọi người cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ, lương y đông y để được hỗ trợ và tư vấn trước khi sử dụng.
Lưu ý
- Bài thuốc từ bìm bìm chỉ nên dùng trong ngày, không để qua đêm
- Không kết hợp các bài thuốc tại nhà bằng bìm bìm với thuốc tây
- Không lạm dụng lưỡng tính, sản phẩm kém chất lượng, ẩm mốc, hư hỏng
- Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người huyết áp thấp, thoái hóa cột sống.