Mẫu đan bì có tác dung gì? hay còn được gọi là Mẫu đơn bì từ ngàn xưa đây là vị thuốc đông y được dùng nhiều trong các bài thuốc dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt, khó sinh ở phụ nữ, giảm đau, thanh nhiệt,… Mẫu đơn bì dược liệu sử dụng nhiều ở Trung Hoa và được xem là một trong dược liệu quý. Vậy mẫu đan bì là gì? đơn bì có tác dụng gì? Hãy cùng Globalco tìm hiểu thông tin dược liệu này và các bài thuốc đông y vận dùng vị thuốc này.

  • Tên khác: Mẫu đơn căn bì, Đơn bì, Đan bì, Đơn căn, Thử cô, Lộc cửu, Bạch lượng kim, Mộc thược dược,Hoa tướng, Huyết quỷ.
  • Pháp danh khoa học: Cortex Paeoniae Suffuticosae, Cortex Moutan
  • Thuộc họ: Ranunculaceae (Mao lương)
Mẫu đan bì có tác dụng gì? Vị thuốc đan bì
Mẫu đan bì có tác dụng gì? Vị thuốc đan bì

Mẫu đan bì là gì?

Mẫu đan bì là loại cây thân gỗ lâu năm, chiều cao khi trưởng thành của cây có thể đạt từ 1 – 2 mét. Rễ mẫu đan bì thường phát triển thành củ và là bộ phận được dùng làm thuốc.
Lá mẫu đan bì mọc so le, chia thành ba lá chét, mỗi chét chia 3 thùy. Tùy theo tuổi cây mà mặt trên có màu xanh đậm hay xanh nhạt, mặt dưới màu trắng nhạt, có nhiều lông mịn.
Hoa mẫu đan bì thường to, mọc trên đầu cành và có màu trắng hoặc đỏ tím. Hoa có 5-6 bông hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào giống hoa và cách chăm sóc cây.

Bộ phận sử dụng

Vỏ rễ màu nâu sẫm, thịt màu trắng, có chứa nhiều hạt mịn và thường dày, được sử dụng rộng rãi để làm thuốc. Đông y gọi là Mẫu đơn bì hay Mẫu đan bì. Rễ dày, rộng, không dính vào lõi rễ, mùi thơm nhẹ là cách nhận biết dược liệu còn tốt.
Mẫu đan bì khô có dạng hình ống hoặc bán hình ống. Bên hông thường có vết nứt dọc, dày tầm 3mm, hai bên bị cuộn vào trong, không rõ mức độ cuộn. Mặt ngoài thường có màu nâu tím hoặc trắng nhạt. Có nhiều vết sẹo dọc hoặc ngang, dài và hơi lồi với những vết rạch phần rễ tơ. Mặt trong thường có màu vàng tro hoặc nâu. Sọc hoặc nhiều chấm bi màu bạc.
Vỏ mẫu đan bì có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng và chát, có thể làm tê lưỡi khi nếm thử. Dược liệu cứng, giòn và dễ gãy, vết đứt gãy có dạng bột. Lớp bột bên ngoài thường có màu nâu tro hoặc màu hồng và lớp bên trong có màu trắng như phấn.

Phân bố dược liệu

  • Mẫu đan bì có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó được du nhập vào Châu Âu để làm cây cảnh. Ở những nước này, hoa nở từ tháng 5 đến tháng 7 và từ tháng 7 đến tháng 8. Ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể nhân giống loại cây này để khảo nghiệm ở những vùng mát mẻ.
  • Trước đây, vào khoảng Tết Việt Nam đã nhập cả cây từ Trung Quốc về để trang trí lễ hội mùa xuân, với giá rất đắt. Gần đây rất ít cây được nhập khẩu nguyên cây, chỉ lấy vỏ làm thuốc. Hiện tại, chúng ta có nhiều điều kiện hơn để giữ giống hơn trước. Kể từ năm 1960, Việt Nam đã tiến hành một số thử nghiệm di thực và nhân giống Mẫu đan bì thành công ở Sapa.
  • Ở Trung Quốc, người ta thu hái vỏ rễ trên cây 3-5 năm tuổi. Vào tháng 9, đào lấy rễ, rửa sạch cát, chặt dọc vỏ rễ, phơi nắng (Vị nguyên đơn bì). Hoặc dùng dao tre hoặc mảnh bát vỡ để cạo sạch vỏ trước khi gọt vỏ rồi đem phơi khô (vị quát đơn bì). Đôi khi người ta sao để dược liệu vàng đen (mẫu đơn bì thán)

Thu hoạch và sơ chế

Mẫu đơn bì dược liệu có thể thu hoạch sau 3 năm trồng. Thông thường, mùa thu hoạch thường từ tháng 7-11. Tuy nhiên, thu hoạch vào mùa hè khoảng tháng 9, năng suất của cây tăng lên 10-15% và chất lượng sẽ tốt hơn.
Khi thu hoạch nên dùng dạng cào 2 răng, cào dài khoảng 30-50 cm, khoảng cách giữa hai răng là 10-20 cm. Khi đào, hãy để ý phần đất nứt xung quanh rễ và bới đất dần cho đến khi hết rễ. Khi đào, chú ý không làm xước hoặc đứt rễ.
Thu hoạch đem về, cắt bỏ rễ lông, rửa sạch cát. Dùng một đoạn tre hoặc mảnh bát vỡ cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, sau đó cắt dọc theo chiều dài của củ để loại bỏ lõi và chỉ lấy phần vỏ. Nếu trời mưa, không cạo vỏ và không tách lõi để không ảnh hưởng đến dược liệu.
Sau đó cắt thành nhiều đoạn từ 15-17 cm rồi đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô. Khi phơi vào ban ngày, nhớ đem vào nhà vào ban đêm để tránh tiếp xúc với sương. Khi không được xếp chồng lên nhau, để rời và thoáng những dược liệu này. Vì khi chất thành đống sẽ dễ làm tích tụ độ ẩm sẽ làm cho rễ bị chua và đen, đồng thời làm tiết dầu trong rễ làm giảm chất lượng dược liệu.
Sau khi sơ chế, có thể thái thành nhiều lát mỏng, phơi trong bóng râm, ngâm rượu hoặc sao đen, bảo quản dùng dần cho lần sau.

Bảo quản dược liệu

Mẫu đơn bì dược liệu nên bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc lọ kín để tránh xây xước và dập nát. Bảo quản dược liệu nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng và đậy nắp kín để tránh côn trùng, mối mọt.

Thành phần hóa học

Theo Dược Học Học Báo 1985 (Vu Tân), Mẫu đan bì gồm các thành phần hoá học như:

  • Apiopaeonoside
  • Benzoylpaeonilorin
  • Oxypaeonilorin
  • Oxypaeonilorin
  • Paeoniflorin
  • Paeonol
  • Paeonolide

Theo Sinh Dược Học Tạp Chí, 1979 Nhật Bản (Bắc Xuyên Huân), thì Mẫu đan bì còn chứa:

  • Benzoyloxypaeonilorin

Theo Takechi M, 1982 Mẫu đơn bì chứa:

  • 6 – Pentagalloylglucose

Theo Lin Hang Ching, Đơn bì còn chứa:

  • 3 – Hydroxy – 4 – Methoxya Cetophenone
  • 3 – Dihydroxy – 4 – Methoxyacetophenone

Mẫu đan bì có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

  • Đơn bì có tác dụng gì? Một số người cho rằng Mẫu đan bì (Mẫu đơn bì) không có vai trò gì đặc biệt. Tác dụng điều hoà kinh nguyệt và chữa bệnh của Mẫu đan bì không phải do các thành phần hoá học đã liệt kê trên nói trên. Trái lại, một số tác giả cho rằng chất trong Mẫu đơn bì có tác dụng làm sung huyết vùng tử cung của động vật nên có tác dụng thông kinh nhưng không nhiều
  • Làm thí nghiệm trên thỏ và thấy rằng Mẫu đan bì có tác dụng chữa cảm sốt. Có tác giả cho rằng hoạt chất chính có trong dược liệu này là axit benzoic.
  • Các thí nghiệm về tác dụng kháng sinh của dược liệu này cho thấy nó có tác dụng chống lại bệnh sốt thương hàn, bệnh tả và bệnh lỵ.

Theo y học hiện đại

  • Trên những thí nghiệm ở động vật, paeonol có trong Mẫu đan bì có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng tử cung của động vật nên có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.
  • Ngoài ra, thuốc còn có khả năng kháng lại các loại thuốc kháng sinh. Nó đã được tìm thấy là có hiệu quả chống lại thương hàn, tả, kiết lỵ.
  • Ngày nay, các bệnh mãn tính là do gốc tự do, thảo dược này chống lại gốc tự do trong cơ tim, biểu mô sắc tố võng mạc, viêm phổi do khói thuốc lá, tổn thương do bức xạ.
  • Mẫu đơn bì có tác dụng chống thiếu máu não, viêm xương khớp, tổn thương phổi cấp tính và viêm gan.
  • Đặc biệt, nó có tác dụng chống tăng sinh khối u trên các dòng tế bào ung thư ở người như ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư thực quản.
  • Sẽ có nhiều nghiên cứu hơn sau này về đặc tính điều hòa miễn dịch, kháng nấm, chống dị ứng và giảm viêm ruột kết.
  • Nói chung dược liệu Mẫu đan bì rất an toàn, ít tác dụng phụ, không chứa các thành phần độc hại, trừ axit benzoic, nhưng nồng độ rất thấp nên không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ

Liều dùng

Theo tài liệu cổ, Mẫu đơn bì có vị cay và chát, tính hàn, kinh quy vào tâm, bình, thận, tâm bào. Nó có tác dụng thanh nhiệt, làm tan huyết ứ.

Ngày nay, Mẫu đơn bì được dùng làm thuốc an thần giảm đau và chữa đau đầu, đau lưng, đau bụng kinh, đau nhức xương khớp. Nó cũng được sử dụng để điều trị kinh nguyệt không đều và các bệnh hậu sản. Mỗi ngày 5-10 gam, dạng thuốc sắc.

Mẫu đan bì có tác dụng gì? mẫu đơn bì dược liệu
Mẫu đan bì có tác dụng gì? mẫu đơn bì dược liệu

15 bài thuốc từ Mẫu đan bì

Dưới đây là các Vị thuốc đan bì tổng hợp từ các tài liệu lưu truyên trong dân gian.

Bài thuốc 1: Trị phong hàn nhiệt độc

  • 10g Mẫu đan bì
  • 6g Hoàng cầm (bỏ lõi)
  • 6g Đại hoàng (sao vàng)
  • 6g Ma hoàng (bỏ rễ và đốt)
  • 3g Sơn chi tử

Tán thành những mảnh nhỏ tất cả các dược liệu trên sau khi đã xử lý như trên. Mỗi lần sắc 5g dược liệu với chỉ 1 ít nước tầm 200ml đến khi cô cạn còn 1/2 thì bỏ bả và uống nước thuốc.

Bài thuốc 2: Trị huyết áp cao

  • 60 g Mẫu đan bì

Dùng 400ml sắc với mẫu đan bì đến khi cô cạn còn 1/3. Sau đó chia thuốc làm 3 liều uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Trị chứng nóng trong xương ở nữ, kinh mạch không thông

  • 60 g Mẫu đơn bì
  • 60g rễ Khổ qua
  • 40g Mộc thông (sắc nhỏ và sao vàng)
  • 40g Nhục quế
  • 40g Bạch thược
  • 40g Đào nhân (tách vỏ, sao vàng)

Sắt nhỏ dược liệu và sắc thuốc khoảng 5g với 300ml nước đến khi cô cạn còn 1/2. Sau đó bỏ bả, uống nước thuốc chia làm 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 4: Trị viêm mũi dị ứng

  • 100 g Đơn bì

Sắc thuốc cùng 300ml nước đến khi cô cạn còn 1/3. Sau đó bỏ bã và uống nước thuốc 50ml mỗi đêm. Dùng kiên trì 10 ngày sẽ có kết quả tốt.

Bài thuốc 5: Trị trường ung, sốt, mồ hôi trộm, sợ lạnh

  • 160g Đại hoàng
  • 50 hột Đào nhân
  • 40 g Mẫu đơn bì
  • 30g Mang tiêu

Sắc cùng 600 ml nước các dược liệu trên đến khi cô cạn còn 1/4. Sau đó bỏ bã và thêm Mang tiêu vào. Dùng khi thuốc còn ấm

Bài thuốc 6: Trị lở loét vùng hạ bộ, và các vết thương lở loét khác

  • 1 thìa Mẫu đơn bì

Mỗi lần dùng bằng cách tán nhỏ và uống cùng rượu ấm, ngày dùng 3 lần.

Bài thuốc 7: Chữa bìu bị sệ, sưng một bên, tinh hoàn to nhỏ khác nhau

  • 4g Phòng phong
  • 4g Đơn bì

Tán nhuyễn bột sau đó uống cùng với rượu ấm. Ngày 1 lần, mỗi lần 1 liều.

Bài thuốc 8: Chữa ngộ độc do thịt rừng

  • 4g Mẫu đơn bì

Tán nhuyễn thành bột, uống cùng rượu ấm vào sáng trưa và chiều. Mỗi lần dùng 4g như trên.

Bài thuốc 9:  Chữa xơ cứng động mạch

  • 10g Đơn bì
  • 20g Thạch quyết minh
  • 20g Kim ngân hoa
  • 20g Kê huyết đằng
  • 12g Cúc hoa
  • 12g Bội lan

Sắc thuốc tất cả các vị trên và dùng trong ngày.

Bài thuốc 10: Trị xơ gan, xơ gan cổ trướng

  • 20g rễ cỏ tranh
  • 12g thục địa
  • 12g địa cốt bì
  • 12g bạch truật
  • 12g hoài sơn
  • 8g mẫu đơn bì
  • 8g trạch tả
  • 8g sơn thù
  • 8g phục linh
  • 8g đương quy

Sắc các vị thuốc trên và dùng trong ngày khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc 11: Chữa máu xấu ở nữ

  • 20g Đơn bì
  • 20g Can tất

Sắc các vị thuốc trên và uống trong ngày

Bài thuốc 12: Trị chứng huyết nhiệt sau sinh ở nữ

  • 16g Thục địa
  • 12g Bạch thược
  • 12g Đương quy
  • 8g Đơn bì
  • 8g Xuyên khung
  • 8g Chi tử

Sắc thuốc uống khi thuốc còn ấm

Bài thuốc 13: Trị tắc kinh, ứ huyết

  • 12g mẫu đơn bì
  • 12g miết giáp
  • 12g đào nhân
  • 12g thổ căn
  • 12g xích thược
  • 12g mộc thông
  • 2g nhục quế

Sắc thuốc dùng trong ngày.

Bài thuốc 14: Chữa kinh nguyệt sớm, kinh ra nhiều, chứa máu đông

  • 16g Thục địa
  • 12g Mẫu đơn bì
  • 12g Địa cốt bì
  • 12g Thanh hao
  • 12g Bạch thược
  • 12g Phục linh
  • 8g Hoàng bá

Sắc các vị thuốc trên và dùng trong ngày.

Bài thuốc 15: Trị tiểu đường

  • 20g thục địa
  • 20g hoài sơn
  • 12g mẫu đơn bì
  • 12g kỷ tử
  • 12g thạch hộc
  • 8g sơn thù
  • 8g thiên hoa phấn
  • 8g sa sâm

Sắc tất cả các dược liệu trên, bỏ bã chia làm 2 lần dùng hết trong ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *