Hợp hoan bì có tác dụng gì ? Hợp hoan bì là dược liệu quý tiêu biểu được dùng trong y học cổ truyền để chữa bệnh suy nhược thần kinh. Vị thuốc Hợp hoan bì này là vỏ khô của cây Hợp hoan ? Hợp hoan bì là dược liệu quý tiêu biểu được dùng trong y học cổ truyền để chữa bệnh suy nhược thần kinh. Vị thuốc Hợp hoan bì này là vỏ khô của cây Hợp hoan – một loại cây thuốc quý được dùng làm thuốc từ hơn 2000 năm nay, giúp giải tỏa căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ. Có vẻ như chính vì lý do này có tên là Hợp Hoan – tree of happiness. Hai mùa tốt nhất là hè và thu để tước vỏ, phơi nắng cho khô rồi thái thành từng lát mỏng làm thuốc. Cùng đọc bài viết để biết hợp hoan bì có tác dụng gì nhé!

  • Tên gọi: Hợp hoan bì là tên Vỏ thân dược liệu Hợp hoan
  • Tên khác:
    • Bạch hoan bì (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
    • Dạ hợp bì (theo Nhật Hoa Bản Thảo)
    • Hạt mai điều
    • Hợp hôn bì (theo Đường Bản Thảo)
    • Hữu tinh thụ bì
    • Mã anh thụ bì
    • Manh cát bì
    • Nhung hoa chi
    • Ô lại thụ bì (theo Bản thảo Cương Mục)
    • Thanh thường bì (theo Đồ Kinh Bản Thảo)
    • Thi lợi sát thụ bì (theo Hòa Hán Dược Khảo)
    • Vinh hoa thụ bì
  • Pháp danh khoa học: Albizzia julibrissinDarazz.
  • Thuộc họ: Fabaceae.
  • Tiếng Trung: 合 歡 皮
Hợp hoan bì có tác dụng gì? Hình ảnh cây hợp hoan
Hợp hoan bì có tác dụng gì? Hình ảnh cây hợp hoan

Mô Tả Dược Liệu. Hợp hoan là cây gì?

Đặc điểm tự nhiên

Hợp hoan là loại cây thân gỗ trung bình, khi trưởng thành Hợp hoan đạt chiều cao 16m. Trên thân cây Hợp hoan có nhiều nhánh nhỏ.

Lá to, có màu xanh tươi, với các lá chét hình lông chim và có kích thước to gấp đôi lá phượng, lá có thể dài tới 24-30 cm. Mỗi lá từ 8-12 cặp là cuống lá chính, có chiều dài 10-15cm. Mỗi thân Hợp hoan có 14-30 cặp lá chét, có chiều dài 12 mm và chiều rộng từ 1-4 mm, hình lưỡi liềm, không cân đối, và hơi nằm ngang. Lá nhẵn nửa dưới có tuyến.

Hoa Hợp hoan có gai ở đầu cành, cuống hoa dài 3-4 cm, nhị chỉ dài 3 cm. Hoa màu hồng tím có hình lông chim.

Quả dẹt màu nâu đỏ, mỏng, rủ xuống, dài 9-15 cm, rộng 3-3,5 cm. Mỗi quả có 10 hạt. Thời kỳ ra hoa tháng 6-7, thời kỳ ra quả tháng 9-11.

Phân bố

Hợp hoan rất hiếm ở nước ta, vì cây này không có nguồn gốc ở Việt Nam, cây có nhiều ở Trung Quốc. Hiện nguồn dược liệu của chúng ta phải nhập khẩu.

Ở nước ta ít được trồng, nhưng ở Trung Quốc, nó là một loại thảo dược rất phổ biến trong các bài thuốc đông y chữa suy nhược thần kinh. Đặc biệt, đây còn là loài hoa đẹp dùng làm cây cảnh Bonsai được người Trung Quốc vô cùng ưa chuộng.

Thu hái, bào chế, bảo quản

Thu hoạch: Người ta thường chọn cây lâu năm làm thuốc để thu được dược chất tốt hơn. Hoa được hái từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, hoa hái về phơi khô bảo quản dùng dần làm thuốc. Vỏ cây, thu hái quanh năm, nhiều nhất vào tháng 8-10

Bào chế: dược liệu tươi sau khi thu hái được rửa sạch, đem phơi ráo để khô. Sau đó cạo sạch lớp vỏ rêu. Có thể Sao Vàng dược liệu.

Bảo quản: Sản phẩm này cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Tránh những nơi ẩm ướt, nơi ẩm ướt có thể làm hỏng và giảm chất lượng thuốc.

Bộ phận sử dụng

Hợp hoan bì là tên gọi vỏ của cây. Hợp hoan bì khô thường có dạng bán ống. Mặt ngoài màu nâu xám, mặt trong màu nâu vàng, nhẵn có sọc.

Thành Phần Hóa Học Của Hợp hoan bì

Chủ yếu hoạt chất có trong Hợp hoan bì là Saponin.

Tác Dụng Dược Lý Của Hợp hoan bì

Theo y học cổ truyền

Trong khi đó, hợp hoan bì là một vị thuốc quý điển hình được sử dụng để điều trị chứng suy nhược thần kinh trong Y học cổ truyền. Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Chức năng chủ yếu là:

  • Cải thiện lưu thông máu và giúp giảm đau cơ thể
  • Điều trị suy nhược thần kinh
  • Giảm đau khớp
  • Giúp điều trị chứng mất ngủ
  • Giúp làm dịu thần kinh và giảm trầm cảm
  • Hỗ trợ điều trị ung thư phổi, giảm đau, giải độc

Theo y học hiện đại

Ba saponin triterpenoid mới được các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện, đó là julibroside J 29 (1), julibroside J 30 (2) và julibroside J 31 (3), được thu nhận từ vỏ cây bằng phương pháp sắc ký. Các hợp chất 1, 2 và 3 cho thấy hoạt tính kháng u đáng kể chống lại các dòng tế bào ung thư PC-3M-1E8, HeLa và MDA-MB-435.

Tính vị, công dụng

  • Tính vị: ngọt, tính bình, quy vào kinh Tỳ, Phế
  • Công dụng: Bình can, an thần, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu sưng, chữa gân cốt.
  • Chủ trị: Trị suy nhược thần kinh, trị mất ngủ, hỗ trợ trị ung thư phổi và các tình trạng gãy xương, sưng đau.

Liều Dùng, Cách Dùng Của Hợp hoan (Vỏ thân)

  • Liều từ 10 – 15 gam/ ngày Hợp hoan bì khô dưới dạng thuốc sắc
  • Liều 150-200g dạng tươi.

Hợp hoan bì dùng tươi hoặc có thể kết hợp với các vị thuốc khác như các bài thuốc dưới đây.

Hợp hoan bì có tác dụng gì? Hình ảnh hợp hoan bì
Hợp hoan bì có tác dụng gì? Hình ảnh hợp hoan bì

11 Bài Thuốc từ Hợp hoan bì

Bài thuốc 1: Chữa viêm phổi mãn tính

  • 15g Bạch liễm
  • 15g Hợp hoan bì

Rửa sạch hỗn hợp dược liệu để trôi đất cát bám trên bề mặt. Sau đó để ráo nước, và bắt nồi nước vừa đủ. Để lửa nhỏ đun cô cạn còn 1/3 nước trên nồi, uống thuốc khi nước thuốc còn ấm. Không dùng thuốc để qua đêm sẽ mất tác dụng của dược liệu.

Bài thuốc 2,3,4,5,6: Chữa khi bị sưng đau, gãy xương

Bài 2:

  • 200g Hợp hoan bì sao vàng xém cạnh
  • 5g Nhũ hương
  • 5g Xạ hương

Giã nhuyễn dược liệu với 15g cho mỗi lần dùng. Dùng uống cùng với rượu ấm.

Bài 3:

  • 40g Hợp hoan bì
  • 10g bạch giới tử

Nghiền nhuyễn hỗn hợp dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng khoảng 6g bột, uống cùng với rượu hâm cho ấm, nên sử dụng trước khi ngủ

Bài 4:

  • 60g Hợp hoan bì
  • 15g bạch giới tử
  • 14g tục đoạn

Tán nhuyễn thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng từ 6g, ngày uống 2 lần cùng với rượu hâm ấm.

Bài 5:

  • 10g Hợp hoan bì
  • 10g bạch liễm

Sắc thuốc uống sau khi rửa sạch và để ráo nước . Mỗi lần dùng từ 6 -12g, ngày 2 lần.

Bài 6:

  • 15g Hợp hoan bì

Có thể dùng mỗi dược liệu hợp hoan bì sử dụng để sắc thuốc uống. Ngày dùng từ 6-12g, ngày 2 lần.

Bài thuốc 7: Chữa mất ngủ, lo âu, phiền não, an thần

  • 9g Hợp hoan bì
  • 15g Dạ giao đằng

Đem hỗn hợp dược liệu rửa sạch để ráo nước. Sau đó sắc với lượng nước vừa đủ, đun cô cạn đến khi nước trong nồi còn 1/3 nước, uống thuốc khi nước còn ấm.

Bài thuốc 8,9,10: Chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược

Bài 8:

  • 10g hợp hoan bì
  • 10g bá tử nhân
  • 10g toan táo nhân

Sắc thuốc với hỗn hợp 3 dược liệu trên, dùng thuốc trong ngày khi nước thuốc còn ấm.

Bài 9:

  • 40g Sinh từ thạch
  • 20g hợp hoan bì
  • 16g hoàng tinh
  • 20g tri mẫu
  • 12g viễn trí
  • 40g thủ ô đằng
  • 40g đan sâm
  • 40g toan táo (sao vàng)
  • 20g đương quy
  • 12g ngũ vị

Tán thành bột mịn, có thể vo thành viên hoàn dùng mỗi ngày từ 2 lần, 8-10g/ lần.

Bài 10:

  • 20g Đan sâm
  • 20g hợp hoan bì
  • 20g ngũ vị tử

Sắc thuốc uống khi nước thuốc còn ấm. Sử dụng 6-12g/ lần, mỗi ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 11: Trị nhện, côn trùng cắn với Hợp hoan bì

Tán nhuyễn dược liệu Hợp hoan bì thành bột mịn, tẩm dầu và bôi lên vết cắn

Lưu ý khi sử dụng hợp hoan bì

Chưa có tài liệu nào nói về chống chỉ định loại dược liệu hợp hoan bì. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ.

Kết luận

Hợp hoan bì là dược liệu sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Ngoài việc sử dụng đơn dược liệu này, thường người ta sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác để tăng tính hiệu quả như:

  • Ngũ vị tử
  • Viễn chí
  • Hồng táo
  • Toan táo nhân

Với sự kết hợp này, vị thuốc sẽ tăng tính hiệu quả trong dưỡng tâm, an thần và tăng cường lưu thông máu huyết. Để bào chế sang các dạng bào chế tiện sử dụng, quý khách có thể liên hệ dịch vụ gia công Globalco- dịch vụ gia công thực phẩm chức năng để biết thêm việc kết hợp dược liệu để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *