Chi tử có tác dụng gì? Dược liệu chi tử là quả đã phơi hay sấy khô của cây dành dành. Dược liệu này thường được dùng để chữa cảm mạo phong hàn, sưng đau do chấn thương, bong gân, nôn mửa và ho ra máu. Tuy nhiên, chi tử có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn, dạ dày tiêu chảy không sốt cao không nên dùng. Chi tử còn xuất hiện trong gia công TPCN, gia công thực phẩm bổ sung với những dạng bào chế dễ dàng sử dụng với người tiêu dùng.
Mô tả dược liệu Chi tử. Chi tử là cây gì?
Cây dành dành (Gardenia jasminoides Ellis, Cape Jasmine) có nguồn gốc từ miền bắc Ấn Độ và Ba Tư, phổ biến ở các vùng khí hậu ôn đới trên thế giới. Thường thấy ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Đài Loan.
Hạt quả dành dành là dược liệu Chi tử. Đây là vị thuốc thường dùng trong y học cổ truyền. Chúng được thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11 vào mùa thu và mùa đông, khi quả trưởng thành chuyển sang màu đỏ cam. Có thể dùng tươi, phơi khô hoặc sao.
Vì màu đậm của nó, nó được sử dụng rộng rãi để nhuộm tự nhiên. Ngoài ra, ứng dụng lớn nhất của chi tử là trong lĩnh vực y tế. Nó không chỉ có thể thanh nhiệt, hoạt huyết mà còn có thể thông kinh lạc.
Thu hái
Thu hái từ tháng 9 đến tháng 11, hái những quả chín ngả sang màu vàng đỏ, loại bỏ cuống và các quả hư. Cho đồ hoặc luộc cho đến khi hạt phồng lên, vớt bỏ vỏ, phơi hoặc sấy khô hạt.
Bào chế
Sao vàng hạ thổ hạt quả dành dành: lấy dược liệu phơi khô, sao trên lửa nhỏ đến khi chín vàng, vớt ra để nguội.
Sao xém cạnh: hay còn gọi là Tiêu chi tử. Lấy dược liệu phơi khô, sao trên lửa vừa. Khi bên ngoài dược liệu đã vàng và xém cạnh thì vớt ra để nguội. Khi dược liệu sắp cháy, xịt một chút nước. Loại bỏ hoặc làm khô.
Thành phần hoá học
Khoảng 162 hợp chất đã được phân lập và xác định. Trong đó, iridoid glycoside và sắc tố vàng được coi là thành phần đặc trưng và hoạt tính sinh học chính. Ngoài ra, geniposide và genipin là những hợp chất iridoid quan trọng nhất. Sắc tố vàng Gardenia cũng được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc nhuộm tự nhiên tuyệt vời.
Các thành phần hoá học trong chi tử
- Manit.
- Gacdenin.
- Tanin.
- Tinh dầu.
- Chất peclin,….
Do đó, dược liệu Chi tử đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác. Gồm công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt may và công nghiệp hóa chất, ngoài ra, nó chủ yếu được sử dụng làm thuốc.
Tác dụng dược lý
- Lợi mật: Chất chiết chi tử từ cồn, bao gồm crocin, crocetin và genipin trong quả có thể làm tăng tiết mật.
- Ức chế tiết dịch vị và hoạt động tiêu hóa: Do genipin trong chi tử có tác dụng ức chế nhu động tự nhiên của dạ dày và ức chế sự co bóp.
- Hệ thần kinh trung ương: Trong thí nghiệm trên động vật, người ta thấy cao chiết cồn từ chi tử có tác dụng an thần và làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột.
- Công dụng giảm đau: Thí nghiệm dịch chiết chi tử trên chuột trắng có tác dụng giảm số cơn đau ở chuột một cách rõ rệt.
- Hạ huyết áp: Nước sắc quả và dịch chiết từ cồn chi tử ở động vật có tác dụng hạ huyết áp. Hiệu ứng này sẽ xuất hiện trong một thời gian ngắn.
- Tác dụng với tim: Dịch chiết làm giảm sức co bóp của cơ tim của ếch.
- Tác dụng đối với lượng cholesterol trong máu: Ở thỏ, chất crocetin trong cây chi tử có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu.
- Tác dụng chống viêm, nấm: chống ngứa ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn vàng và não mô cầu, và một số loại nấm gây bệnh ngoài da. Chiết xuất bằng etanol từ chi tử có tác dụng chống viêm.
- Công dụng với Tiêu chảy: Các chất gardenosid, geniposid gây tiêu chảy ở chuột.
Chi tử có tác dụng gì?
Nhiều sách y học Trung Quốc và phương Tây đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng của chi tử. Nhiều thí nghiệm cho thấy chi tử có tác dụng tốt cho sức khỏe như: giải nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, lợi mật, an thần, hạ huyết áp, …
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Chi tử sắc thuốc uống rất lợi cho gan mật. Theo Sách Y học cổ truyền Trung Quốc “Trung dược học”, vị thuốc này có tác dụng tương tự như hoàng cầm, hoàng liên nhưng tác dụng yếu hơn. Do đó, nếu cảm thấy bứt rứt, khó chịu thì có thể uống nước sắc.
Vị thuốc chi tử chữa chảy máu cam
Những người hay bị chảy máu cam, dùng quả này sao sém đen, xay thành bột, cầm máu rất hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể uống nước sắc để giải nhiệt.
Lợi mật, ngừa vàng da vàng mắt
Các thí nghiệm do các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành trên động vật cho thấy chiết xuất từ chi tử có tác dụng ức chế sự gia tăng sắc tố mật (Bilirubin). Nếu chỉ số bilirubin quá cao sẽ gây vàng da, tắc ống mật, viêm gan, xơ gan,…
Vì vậy, chi tử rất có lợi cho gan và mật. Giúp ta tránh được các bệnh kể trên.
Chữa viêm đường tiết niệu
Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu thường đi tiểu khó. Nó có thể gây nóng rát, đau dữ dội, thậm chí bí tiểu. Do có tính kháng khuẩn mạnh nên cây thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Uống nước sắc liên tục 7 ngày giúp đi tiểu dễ dàng.
Tác dụng an thần, chữa mất ngủ
Nếu người bệnh khó chịu, bứt rứt, không ngủ được thì nên uống canh cải cúc tần. Dược liệu này có tác dụng ức chế hưng phấn thần kinh, giảm buồn bực, dễ đi vào giấc ngủ.
8 bài thuốc từ chi tử dược liệu
Bài thuốc 1: Chữa viêm bể thận, tiết niệu, giúp lợi tiểu
- 15gr Chi tử
- 12gr Cam thảo bắc
- 1 vài hạt đười ươi
Sắc thuốc với 1 lít nước uống hết trong ngày.
Bài thuốc 2: Điều trị sốt, họng khát, ho, vàng da
- 12gr Chi tử
- 10gr Hoàng bá
- 10gr Phòng phong
- 15gr Liên kiều
- 10gr Xích thược
- 20gr Đương qui
- 7gr Khương hoạt
- 25gr Sinh Hoàng kỳ
- 10gr Sinh Cam thảo
- 15gr Sinh địa
Sắc thuốc uống trong ngày
Bài thuốc 3: Chữa bệnh vàng da, viêm gan, mật
- 13gr Chi tử
- 20gr nhân trần
Sắc với 1 lít nước đến khi cô cạn còn 1/3, dùng 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 4: Chữa chảy máu cam
Sao xém đen chi tử, nghiền thành bột hít nhẹ vào mũi
Bài thuốc 5: Chữa chứng ho ra máu, tiểu tiện đại tiện ra máu
- 13gr Chi tử
- 15gr Bạch mao căn
- 10gr Xích thược
- 10gr Tri mẫu
- 10gr Hoàng cầm
- 10gr Trắc bá diệp
- 5gr Cát cánh
- 4gr Cam thảo
Sắc thuốc dùng trong ngày
Bài thuốc 6: Chữa chứng vàng da, vàng mắt, viêm gan
- 24gr Nhân trần
- 12gr Chi tử
Sắc thuốc với 600ml nước cô cạn làm 1/5, thêm đường để dung dịch sệt thành siro. Ngày dùng 3 lần.
Bài thuốc 7: Bỏng do nước sôi
Chi tử sao xém cạnh, nghiền thành bột hòa với lòng trắng trứng gà bôi lên bỏng.
Bài thuốc 8: Chữa sốt trẻ em
- 7 quả Chi tử
- 20gr Đạm đậu sị
Đun với 500ml nước cô cạn còn 1 nửa. Dùng trong ngày
Độc tính của chi tử
Độc tính đo ở chuột nhắt trắng. LD50 (liều gây chết cho một nửa số chuột) của genipin tiêm tĩnh mạch là 153mg / kg, hoặc 237mg / kg qua đường uống.
Lưu ý: Chi tử không thích hợp cho người tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, tiêu chảy, tiểu đường.
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về Chi tử. Hy vọng những thông tin về Chi tử có tác dụng gì? 8 bài thuốc từ Chi tử này sẽ giúp các bạn áp dụng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.