Hoàng Kỳ là vị thuốc được nhắc đến và lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ thời xa xưa. Vậy Hoàng Kỳ có tác dụng gì? Có cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng hay không? Những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đưa ra lời giải đáp cụ thể. Các bài thuốc có Hoàng kỳ cũng xuất hiện nhiều trong sản xuất gia công thực phẩm chức năng, tuy nhiên để tối ưu công dụng của Hoàng kỳ cần tham khảo dược sĩ có chuyên môn.
Cây hoàng kỳ là cây gì?
Hoàng kỳ là thuốc gì? Vị thuốc hoàng kỳ trong dân gian gọi là Khẩu Kỳ, Miên Hoàng Kỳ, Tiễn Kỳ, Bắc Kỳ. Cây có tên khoa học là Astragalus Propinquus, thuộc họ Đậu hoặc Cánh Bướm. Tên biệt dược của cây là Radix Astragali.
Trên thị trường hiện nay, có hai loại dược liệu Hoàng Kỳ được sử dụng phổ biến. Đó là:
- Hoàng Kỳ Mông Cổ
- Hoàng Kỳ Astragalus Membranaceus.
Tên gọi có khác nhau nhưng nhìn chung về kích thước, hình dáng và tác dụng của hai loại này đều có nét tương đồng.
Hình ảnh Hoàng Kỳ
Hoàng Kỳ có chiều cao từ 50 – 80cm. Là loài cây sống lâu năm với phần rễ mọc sâu. Rễ cái rất dài, với đường kính từ 1 – 3 cm và rất khó bẻ. Rễ của cây có màu nâu hay màu vàng đỏ ở phía ngoài vỏ.
Thân cây thẳng đứng, trên thân có nhiều cành màu xanh sẫm. Lá của cây là lá kép, mọc so le, hình elip. Mỗi lá kép có từ 6 – 13 đôi lá mọc đối xứng nhau, lá chét hình trứng dài từ 5 – 23cm. Lá xanh có lông trắng mịn ở mặt dưới.
Hoa mọc ở kẽ lá theo cụm, mỗi cụm có nhiều chùm dài hơn kích thước của lá chét. Hoa màu vàng tươi có từ 5 – 22 bông cho một chùm. Quả dài 2 – 2,5cm, mỏng và rất dẹt, có lông ngắn bao phủ bên ngoài. Phần đầu của quả dài ra rất nhọn giống như gai. Bên trong mỗi quả gồm từ 8 – 9 hạt nhỏ. Quả thường được thu hoạch vào tháng 8 – tháng 9 sau khi ra hoa vào tháng 6 – tháng 7.
Hoàng Kỳ bắt nguồn từ Trung Quốc tại một số tỉnh có đất pha cát như: Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm. Tại Việt Nam, cây được trồng ở Đà Lạt và Sapa. Tuy nhiên, thời tiết và thổ nhưỡng nơi đây không thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây nên số lượng không có nhiều.
Hoàng Kỳ có tác dụng gì?
Vị thuốc hoàng kỳ là dược liệu tốt có thể chữa bệnh và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý đơn giản. Trong đó Hoàng Kỳ có tác dụng gì sẽ được phân tích chi tiết dưới đây:
Tác dụng của Hoàng Kỳ theo Y học hiện đại
Hoàng Kỳ có nhiều hoạt chất đáng chú ý như: Sucrose, Astragalus, Astragaloid, Flavonoid, acid Folic… Vì thế, Hoàng Kỳ mang đến một số tác dụng đối với sức khỏe như:
- Tác dụng lợi tiểu.
- Tốt cho hệ tuần hoàn.
- Cân bằng huyết áp.
- Giãn mạch ngoại vi.
- Tác dụng giống như thuốc kháng sinh để chữa một số bệnh.
- Tiêu chảy lâu ngày.
- Huyết áp cao.
- Lở loét mãn tính.
- Viêm thận mãn tính.
- Phòng ngừa ung thư và bệnh tiểu đường
Tác dụng của Hoàng Kỳ theo Y học cổ truyền
- Hoàng Kỳ từ lâu đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, trừ mụn độc, bổ khí.
- Nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng dược liệu sẽ chữa được các chứng mụn nhọt lâu ngày, hút mụn, làm hết đau nhanh chóng.
- Phụ nữ máu xấu khi dùng vị thuốc này sẽ cải thiện đáng kể.
- Khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể.
Một số bài thuốc từ Hoàng Kỳ. Hoàng kỳ chữa bệnh gì?
Hoàng Kỳ được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh, tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến một số bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1: Hoàng kỳ ngâm rượu
- 1kg Hoàng kỳ
Ngâm rượu để tiêu độc, cách làm như sau: Rửa sạch phần rễ Hoàng kỳ, ngâm nước ấm cho mềm, thái thành những lát mỏng. Sau đó ngâm rượu theo tỷ lệ 1 kg dược liệu: 5 – 7 lít rượu từ 40-50 độ. Chỉ dùng sau 100 ngày
Bài thuốc 2: Chữa cơ thể suy nhược
Chuẩn bị:
- Hoàng Kỳ: 6gr
- Thược Dược: 5gr
- Cam Thảo: 2gr
- Đại Táo: 6gr
- Quế Chi: 2gr
- Sinh Khương: 4gr
Tiến hành: Lấy các nguyên liệu trên cho vào nồi cùng 600ml. Sắc với lửa nhỏ cho đến khi cạn 2/3 thì dừng lại. Để nước nguội bớt rồi chia đều ra uống trong ngày.
Bài thuốc 3: Chữa hư lao, ăn kém
Chuẩn bị:
- Hoàng Kỳ: 150gr
- Bạch Thược: 100gr
- Bạch Truật: 100gr
- Đẳng Sâm: 150gr
- Phục Linh: 80gr
- Xuyên Khung: 80gr
- Đương Quy: 100gr
- Thục Địa: 150gr
- Quế Nhục: 100gr
- Cam Thảo: 80gr
Tiến hành:
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cho vào nồi sắc thuốc với khoảng 1 lít nước.
- Đun đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ và sắc khoảng 30 – 50 phút cho nước cạn bớt thì dừng lại và để nguội rồi sử dụng hết trong ngày
Lưu ý khi sử dụng Hoàng Kỳ
Để quá trình sử dụng Hoàng Ký đạt kết quả cao và không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú hay đang mang thai không nên sử dụng.
- Trước khi dùng Hoàng Kỳ để chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia.
- Những người âm hư hỏa vượng hay hư chứng không nên sử dụng vì rất có thể gây ra những biến chứng khó lường.
- Không kết hợp thảo dược với các loại thuốc tây như: Cortisone, Cyclosporin bởi chúng sẽ làm cho tác dụng của thuốc giảm xuống đáng kể.
- Người bệnh sốt rét hay nhiễm trùng nặng tuyệt đối không dùng.
- Mỗi liệu trình sử dụng nên dùng kiên trì từ 10 – 15 ngày liên tiếp. Không dùng quá thời gian này, bởi thuốc sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn do dư thừa chất.
- Khi dùng Hoàng Kỳ mà có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần dừng ngay và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
- Cần kết hợp tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, lên thời gian biểu khoa học, hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc.
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về hình ảnh Hoàng Kỳ và Hoàng Kỳ có tác dụng gì. Vị dược liệu này mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là vấn đề về thận. Do đó, các bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần để cải thiện, tăng cường sức khỏe.